Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế

Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế
TPO - Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB)  khuyến nghị Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế và tính tới việc điều chỉnh mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng hiện nay để chống lại nguy cơ lạm phát.
Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ảnh 1
Đại diện WB khuyến nghị Việt Nam cần điểu chỉnh lãi suất để thu hút vốn cho thị trường. Ảnh: Hồng Vĩnh

Ông Vikram Nehru, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết, kinh tế khu vực đang phục hồi nhờ tác động của các gói kích cầu tài chính, tiền tệ tại các nước trong khu vực.

Đây là cơ sở để WB tăng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của khu vực trong 2010 lên 8,7%, cao hơn gần 1% so với mức dự báo được tổ chức này đưa ra hồi tháng 11 - 2009.

Tuy nhiên, các nước cần quản lý thận trọng hơn việc rút dần các gói kích thích tài chính ngắn hạn, đồng thời quay lại chương trình cải tổ cơ cấu và thúc đẩy phát triển dài hạn.

Theo ông Vikram, Việt Nam đã chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn so với dự kiến. Sự phục hồi kinh tế cũng được củng cố trong những tháng gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP gần 6% là đáng khích lệ.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn cần giải quyết: Các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính giảm khoảng 13%, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ảnh 2Những biến động này cho thấy, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của chính phủ từ năm 2008 sắp đi tới giới hạn và đến lúc Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tếViệt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ảnh 3 - WB khuyến nghị.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đi đúng hướng.. Tuy nhiên, mối quan ngại hiện nay là các chỉ số của quý I cho thấy mức tăng trưởng không mạnh lắm. Vấn đề đặt ra liệu Việt Nam có tiếp tục quản lý được khủng hoảng, cũng như kiểm soát được việc nhập khẩu ồ ạt hay không.

Theo ông Rama, Việt Nam cần giải quyết việc kiểm soát phần giá trong nước để tránh làm tăng CPI và giảm thâm hụt thương mại. Việc quản lý thị trường vốn cũng cần thận trọng. Nếu bơm quá nhiều vốn, sẽ có áp lực với lạm phát.

“Để giảm sức ép từ lạm phát cao, Việt Nam cần tăng lãi suất ngân hàng. Theo tính toán của tôi, mức lãi suất ngân hàng có thể điều chỉnh tăng lên ở mức 12%. Việc này sẽ làm nguội sức ép lạm phát, làm tăng luồng vốn tài chính, giúp kéo người dân bỏ việc găm giữ USD để quay lại gửi tiền đồng” - Ông nói.

Đại diện WB tại Việt Nam cũng khuyến nghị, Chính phủ cần cải thiện việc đầu tư công theo hướng mới, đồng thời tiến hành tái cơ cấu hoạt động của các tập đoàn kinh tế cho hiệu quả hơn.

Theo đánh giá của WB, với các nước thu nhập trung bình trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, ưu tiên chính là đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực để khuyến khích sự di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn trong sản xuất và xuất khẩu.

MỚI - NÓNG
Thủ tướng, Chủ tịch TPHCM tặng Bằng khen, Thư khen cho gần 60.000 cá nhân tham gia hoạt động ở khu phố, ấp
Thủ tướng, Chủ tịch TPHCM tặng Bằng khen, Thư khen cho gần 60.000 cá nhân tham gia hoạt động ở khu phố, ấp
TPO - Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen cho 33 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu trong tham gia hoạt động tại khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân qua nhiều năm, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch UBND TPHCM cũng tặng Thư khen cho 57.643 đối với cá nhân đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động ở cấp cơ sở dưới phường, xã.
Ngư dân huyện đảo Lý Sơn nhận quà Tết
Ngư dân huyện đảo Lý Sơn nhận quà Tết
TPO - Ngày 11/1, đông đảo ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vui mừng đón nhận những món quà Tết ý nghĩa từ Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 3 và các cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước.