Bụi phổi silic:

Đứng đầu bệnh nghề nghiệp

Đứng đầu bệnh nghề nghiệp
TP - Theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan- Trưởng khoa Thăm dò Chức năng Hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, trong số các bệnh nghề nghiệp, bụi phổi silic đáng ngại nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay.

Tuy nhiên, đa số bệnh nhân nhập viện điều trị sau khi khai thác bệnh sử đều cho thấy họ không được trang bị bảo hộ lao động đúng cách.

Số lượng công nhân mắc căn bệnh này chiếm hơn 80 phần trăm, theo phân tích Viện Giám định y khoa Trung ương trong một nghiên cứu mới đây. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất thuộc về công nhân mỏ than hầm lò, đặc biệt làm việc ở các mỏ lộ thiên.

Tiếp đến công nhân đúc- cơ khí, nghiền đá, xi măng, chế biến đá granite…Nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động mới đây cũng cho thấy, người có thâm niên lao động từ 10-20 năm có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Theo Tiến sĩ Lan nguyên nhân của bệnh là do hít phải bụi chứa silic tự do kết tinh. Bụi silic được giải phóng ra khi nghiền phá đá, cát tảng, bê tông và một số quặng. “Bệnh không hồi phục được và vẫn tiến triển ngay cả khi không tiếp xúc với bụi nữa. Lượng silic hít vào càng nhiều thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn và bệnh tiến triển càng nhanh”- Tiến sĩ Lan cho hay.

Theo Tiến sĩ Lan, hít phải quá mức bụi có chứa silic đã gây ra những tàn phế tạm thời hay vĩnh viễn với những bệnh thái như xơ phổi và khí phế thũng.

Trường hợp năm bệnh nhân nhập viện Đại học Y Dược TPHCM điều trị mới đây cho thấy, chỉ trong vòng một năm sống chung  với bụi đá từ khoa đá đặt mìn họ đã bị thể bệnh cấp tính.

Theo phân loại của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), silic tinh thể hít phải do nguyên nhân nghề nghiệp đã được xếp vào chất gây ung thư phổi nhóm 1.  

MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.