Tiêm vắc xin Cervarix: Chưa có bằng chứng hiệu quả với người trên 25 tuổi

Tiêm vắc xin Cervarix: Chưa có bằng chứng hiệu quả với người trên 25 tuổi
TP - Đến hôm qua, 16/12, Bộ Y tế vẫn chưa có động thái gì mới xung quanh nghi vấn có hay không chuyện doanh nghiệp “vận động hành lang” để vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) được lưu hành tại Việt Nam.

Nhiều người băn khoăn là có nên tiêm vắc xin này cho đối tượng có tuổi đời từ 10 đến 55 tuổi như chỉ định.

BS Đỗ Gia Cảnh - Trưởng phòng Thử nghiệm lâm sàng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho biết nguyên nhân gây UTCTC là virus HPV. Người dễ bị nhiễm nhất thường trong độ tuổi 20 – 24 tuổi.

Bác sĩ Cảnh khẳng định “Khi đề cập đến bất cứ vắc xin nào, đều cần tập trung vào ba vấn đề chính: tính miễn dịch, tính hiệu quả và liệu vắc xin này có an toàn. Tháng 2/2008, khi Ủy ban ACIP (Hội đồng tư vấn về thực hành tiêm chủng – Hoa Kỳ); vắc xin Cervarix vẫn chưa có bằng chứng về thử nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả cho lứa tuổi trên 25 tuổi và họ hứa hẹn sẽ nghiên cứu về vấn đề này”.

Tại Việt Nam vắc xin Cervarix được chỉ định tiêm cho người từ (10-55 tuổi). Theo ông Cảnh, vắc xin Cervarix dành cho lứa tuổi trên 25 vẫn chưa có kết quả.

Vì thế Y tế cộng đồng châu Âu và Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ/(FDA) đều không khuyến cáo và cũng chưa cấp giấy phép. Nguyên nhân là do vắc xin có sử dụng một tá dược mới, mà các loại vắc xin khác chưa sử dụng, nên cần có thời gian nghiên cứu thêm.

Một chuyên gia thử nghiệm lâm sàng cho rằng: “Việt Nam cấp giấy phép đến lứa tuổi cao như vậy là hơi vội vàng. Cũng có thể sau này, vắc xin Cervarix tốt đối với lứa tuổi cao hơn sẽ rất được hưởng ứng. Còn thời điểm này, thế là sớm quá, chưa có bằng chứng khoa học. Tất cả đều phải đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng ở người lớn. Đặc biệt, vắc xin tốt phải đạt được tính an toàn, tính miễn dịch cao.

Tiêm chỉ có tác dụng khi chưa nhiễm virút

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức - Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư (Bệnh viện K), việc tiêm vắc xin ngừa HPV chỉ có tác dụng khi người đó chưa nhiễm chủng virus này, khi đã nhiễm nếu tiêm cũng không có tác dụng bảo vệ. Trong khi đó, các yếu tố gây ung thư cổ tử cung thì rất nhiều, bệnh này tăng theo tỉ lệ thuận với số lần quan hệ tình dục của phụ nữ.

Vì thế ở nhiều quốc gia, loại vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên. Đa số phụ nữ trong lứa tuổi này chưa quan hệ tình dục và lập gia đình, nên thường đem lại hiệu quả bảo vệ cao, do đó khi tiêm vắc xin thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virút HPV.      

Về việc tiêm vắc xin ngừa UTCTC cho phụ nữ trên 25 tuổi, GS Đức cho rằng: “Nếu có điều kiện việc tiêm ngừa vắc xin UTCTC cũng tốt, tuy nhiên thực tế đã chứng minh tuổi càng cao thì nguy cơ nhiễm virút HPV càng lớn. 

Ông Đỗ Sĩ Hiển (cố vấn Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia) cho biết, loại vắc xin này chưa thể đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin Gardasil ngừa UTCTC  được cấp phép lưu hành tại 108 quốc gia và cấp phép lần đầu bởi Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ vào tháng 6/2006 với chỉ định cho lứa tuổi 9 – 26 tuổi. Vắc xin này phòng ngừa UTCTC do bốn tuýp HPV 6, 11, 16 và 18. Giá thành khoảng 100 USD/mũi (tiêm ba lần). Còn vắc xin Cervarix được cấp phép lưu hành tại cộng đồng Châu Âu từ tháng 9 năm 2007 cho bé gái và phụ nữ 10 – 25 tuổi và hiện chưa cấp phép tại Mỹ
MỚI - NÓNG
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu cán bộ không để việc chơi pickleball ảnh hưởng đến công việc; Chi 25.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến đường huyết mạch ở TPHCM; Chủ nhà ở Đồng Nai cẩu ô tô để trên cổng làm kỷ niệm; Xác định số lượng voi rừng ở Đồng Nai,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.