18 tỷ giải phóng hợp đồng cho Công Vinh

18 tỷ giải phóng hợp đồng cho Công Vinh
Rất nhiều người cho rằng rào cản khiến Công Vinh khó tìm được bến đỗ mới ở thời điểm khó khăn này nằm ở khoản tiền đền bù hợp đồng lên đến 18 tỷ nhưng sự thật, nó không phải vấn đề.

18 tỷ giải phóng hợp đồng cho Công Vinh

Bóng đá Việt Nam thời thắt lưng buộc bụng: Hàng ế... chất lượng cao
> Với 500 tỷ và ghế Chủ tịch VFF, bầu Hiển sẽ cứu bóng đá Việt?

Rất nhiều người cho rằng rào cản khiến Công Vinh khó tìm được bến đỗ mới ở thời điểm khó khăn này nằm ở khoản tiền đền bù hợp đồng lên đến 18 tỷ nhưng sự thật, nó không phải vấn đề.

Công Vinh (phải) không dễ kiếm được CLB mới
Công Vinh (phải) không dễ kiếm được CLB mới. Ảnh: V.V
 

Khi đại diện của Hà Nội T&T đặt vấn đề muốn “giải cứu” Thành Lương, Giám đốc điều hành Lê Xuân Thông đã đưa ra con số 5 tỷ. Lương “dị” những 5 tỷ thì chắc chắn Công Vinh phải cao hơn nhiều hơn, khi bản hợp đồng 3 năm của CV9 ký trước mùa 2012 vẫn được xem là kỷ lục của bóng đá Việt Nam mà như thông tin tiết lộ của mẹ chân sút này là 13 tỷ.

Tất cả chỉ là đồn đoán, kể cả con số thực Công Vinh nhận được cho bản hợp đồng 3 năm, dựa trên mặt bằng chung mà những cầu thủ cao giá nhất của bóng đá Việt Nam nhận được thời điểm đó như Quang Hải (9 tỷ), Việt Thắng (8 tỷ), Phước Tứ (9 tỷ)… cũng như suy luận về việc ngôi sao sáng giá này chấp nhận “bẻ kèo” Hà Nội T&T phút chót để về với CLB BĐ Hà Nội thì tất nhiên yếu tố kinh tế phải là quyết định rồi.

Thực ra, Vinh nhận lót tay bao nhiêu chỉ cầu thủ này và bầu Kiên biết, kể cả khi đích thân ông chủ của CLB bóng đá Hà Nội khẳng định “không có chuyện phá giá và số tiền bỏ ra để có chữ ký của Công Vinh không cao hơn số tiền Hà Nội T&T dự kiến bỏ ra”.

Nhưng có một điều chắc chắn, số tiền mà Vinh phải đền bù nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng là kỷ lục ở Việt Nam: 18 tỷ, ghi rõ trong hợp đồng.

18 tỷ đồng để giải phóng hợp đồng kể cả ở thời điểm thị trường chuyển nhượng “điên rồ” nhất cũng là một rào cản chứ chưa nói đến tình cảnh khủng hoảng như hiện nay. Thế nên để ra đi là cực khó nếu chứ chiếu theo “giấy trắng, mực đen”.

Thế nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, tương lai của Công Vinh không phụ thuộc hoàn toàn vào con số “kinh hoàng” 18 tỷ. Không chỉ bởi sự đặc biệt của bản hợp đồng mà cầu thủ này “ký trực tiếp với Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên chứ không phải công ty CP bóng đá ACB” như các trường hợp khác mà bởi tình thế hiện nay cũng như cái khó do hoàn cảnh khách quan, chủ trương của CLB Bóng đá Hà Nội là không làm khó cầu thủ mà tạo điều kiện hết mức có thể để họ có thể lo cho tương lai của mình.

Một minh chứng thực tế: Khi “hét” giá 5 tỷ với Thành Lương, chính người trong cuộc cũng hiểu đó chỉ là con số để đặt lên bàn nói chuyện chứ cực khó để CLB nào bỏ ra số tiền đó để mua lại 2 năm hợp đồng của Lương “dị” ở thời điểm hiện tại, dù đánh giá cao giá trị tiền vệ này.

Thậm chí, chính Thành Lương cũng đã được “bật đèn xanh” cứ tìm kiếm, đàm phán với đội bóng mới “sao cho tốt nhất” rồi sẽ được tạo điều kiện giải phóng.

Rất nhiều cầu thủ được đồng ý cho đi tự do hay chỉ phải đền bù tượng trưng. Thậm chí, Nguyễn Xuân Thành sau khi được Thanh Hóa chấp nhận ký 1 năm và hỗ trợ 400 triệu, những người có trách nhiệm ở CLB BĐ Hà Nội cũng thống nhất chỉ yêu cầu hoàn lại 200 triệu, dù cầu thủ này đầu mùa 2012 vừa được ký chồng thêm 3 năm khi vẫn còn hợp đồng.

Không có con số nào cụ thể với trường hợp của Công Vinh bởi nó “phụ thuộc vào nhiều yếu tố” và theo tìm hiểu, thậm chí tiền đạo này có thể chỉ cần đền bù 2-3 tỷ là có thể giải phóng, như hé lộ của một thành viên ban lãnh đạo đội bóng Thủ đô.

Và mấu chốt không phải nằm ở CLB Bóng Đá Hà Nội có đồng ý hay không hoặc số tiền “chuộc thân” mà chìa khóa nằm ở chỗ, có đội bóng nào mở cửa và giang tay đón Công Vinh hay không?

Đó mới là vấn đề nan giải và bi kịch!

Theo Thể thao 24H

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG