Bóng đá Việt Nam: Đến uy tín cũng hao gầy

Bóng đá Việt Nam: Đến uy tín cũng hao gầy
Bóng đá Việt Nam tiếp tục chuỗi dài mất uy tín của mình khi buộc phải trả lại tiền vé cho khán giả sau khi trận đấu vào ngày mai, 22-9 bất ngờ bị huỷ vào phút chót. Indonesia đã không thể sang Việt Nam thi đấu giao hữu, tiếp đó đòn đánh bồi khi Singapore cũng từ chối sang đã khiến VFF bối rối hơn bao giờ hết.

Bóng đá Việt Nam: Đến uy tín cũng hao gầy

Bóng đá Việt Nam tiếp tục chuỗi dài mất uy tín của mình khi buộc phải trả lại tiền vé cho khán giả sau khi trận đấu vào ngày mai, 22-9 bất ngờ bị huỷ vào phút chót. Indonesia đã không thể sang Việt Nam thi đấu giao hữu, tiếp đó đòn đánh bồi khi Singapore cũng từ chối sang đã khiến VFF bối rối hơn bao giờ hết.

Indonesia từ chối đến giao hữu, đội tuyển Việt Nam đành tự tập một mình
Indonesia từ chối đến giao hữu, đội tuyển Việt Nam đành tự tập một mình. Ảnh: Quang Minh
 

Sau khi đi khách sang Malaysia và Indonesia để đấu giao hữu lượt đi, đội tuyển quốc gia đã trở về Việt Nam để tập luyện và chờ các đối thủ được mời sang đấu giao hữu lượt về.

Đây được coi là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng của đội tuyển Việt Nam trước thềm AFF cup 2012 cuối năm nay, và cũng giúp VFF tạo được nguồn thu đáng kể.

Vẫn mục tiêu là lọt vào đến tận trận chung kết AFF cup như mọi khi, nhưng lần này đội tuyển Việt Nam được hướng dẫn dưới quyền của ông thầy nội nên đội tuyển không có những chuyến tập huấn tại nước ngoài.

Mọi trận giao hữu chủ yếu trông đợi vào lời mời các đối tác quen hoặc yếu hơn như Trung Quốc, Hong Kong, Mozambique và các đội trong khu vực.

Nó “hơi khác” so với việc đội tuyển Malaysia mời được đội bóng đẳng cấp hơn như Arsenal qua giao hữu, Thái Lan mời được Chelsea hay M.U cho quá trình thử lửa các cầu thủ của mình.

VFF đã tận dụng mối quan hệ của mình, cũng có giới hạn nhất định, để mời các đội bóng loanh quanh trong khu vực, và đương nhiên đây là mời giao hữu dựa trên uy tín của tổ chức VFF là chính, nên chẳng có một điều khoản đền bù tiền bạc nếu đối tác “xù”.

Nó cũng “hơi khác” so với việc các câu lạc bộ nước ngoài đến du đấu tại Malaysia hay Thái Lan được ràng buộc bởi hợp đồng chặt chẽ.

Cái lý VFF cho rằng nên mời các đội trong khu vực không chỉ vì tiền bạc, mà còn vì đó sẽ là đối thủ chính của đội tuyển Việt Nam tại sân chơi “ao làng” cuối năm nay. Tiếc thay, đôi khi chuyện dựa trên uy tín lại khiến cho VFF bỗng dưng bị phát hiện ra là uy tín cũng làng nhàng.

Sau khi vật vã đi thuê sân Mỹ Đình, phải trả giá từ 300 triệu đồng xuống mức 200 triệu đồng cho một trận đấu với lý do đây là phục vụ nhân dân. Sau khi đã in, phát hành vé với mức giá khá rẻ, 150.000 đồng/vé với hy vọng có khán giả đến sân.

Bỗng dưng đến tối ngày 19-9, phía Indonesia gọi điện sang báo là không qua Việt Nam giao hữu được vì những bất ổn nội bộ. Tiếp đó, phía Singapore cũng thông báo trận đấu giao hữu Việt Nam – Singapore dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16-10 cũng bị huỷ.

Ngoài việc phải hoàn lại tiền vé cho khán giả và xin lỗi, VFF cũng cho biết kế hoạch tập huấn của đội tuyển Việt Nam bị động hoàn toàn nên các cầu thủ được ai về nhà nấy, ngày 1-10 tập trung lại tại Nha Trang.

Hoá ra, “của cho” nó khác hẳn với việc tổ chức giải đấu, hay mời giao hữu có ràng buộc về kinh tế. Chưa thấy lời đâu, thấy tiền vé in ra bị huỷ đã khiến VFF lỗ một khúc.

Và vì là của cho nên các đội có quyền cân nhắc về lợi, hại trong việc đấu với một đối thủ sẽ cùng chơi với họ vào cuối năm nay. Báo chí Indonesia nói khác những gì mà các thành viên đội tuyển Việt Nam kể về trận giao hữu lượt đi.

Khi chúng ta cho rằng hoà trong thế thắng thì người Indonesia lại cho rằng, lý ra họ phải thắng và họ e ngại việc các cầu thủ Việt Nam chơi bóng quá rắn, dù đây chỉ là trận đấu giao hữu.

Việc hết Indonesia rồi đến Singapore từ chối tham dự giao hữu tại Việt Nam cũng có cái lý của nó thôi, chẳng đội bóng nào ở khu vực không biết rằng đến Việt Nam thi đấu giải giao hữu hay chỉ là tập huấn, đội bóng chủ nhà luôn cố gắng thắng bởi đó là “truyền thống”.

Họ lo ngại cầu thủ của mình bị chấn thương vì sự cay cú ăn thua khi chưa kịp bước vào giải đấu chính thức, cũng chẳng lạ.

Vấn đề là, lý nào bóng đá Việt Nam từng được coi là cỗ máy in tiền lớn nhất của ngành thể thao giờ lại khổ đến vậy, phải trông chờ hết vào những “của cho” chứ không thể có được một kế hoạch tập huấn chủ động hơn, chất lượng hơn từ các đối thủ. Chả lẽ cứ thốt lên “bàng hoàng quá” với “ngỡ ngàng quá” là xong chuyện.

Nếu thật sự như thế thì phải chăng bộ máy quản lý của VFF hiện nay quá kém khiến đến uy tín cũng phải hao gầy.

Theo Thảo Du
Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.