Ông Viễn bị rút khỏi VPF?

Ông Viễn bị rút khỏi VPF?
Chiều mai (22-2), Thường trực LĐBĐ Việt Nam (VFF) sẽ họp để bàn hàng loạt vấn đề quan trọng của bóng đá Việt Nam như: bản quyền truyền hình (BQTH), đổi tên giải đấu, chọn TTK VFF, HLV trưởng ĐTQG…

Quả thật, đối với những người đứng giữa hai làn nước trong cuộc đấu VFF - VPF như ông Viễn thì có không ít điều khó xử. Trong vai trò TGĐ VPF, nếu không ký các văn bản, không bảo vệ quan điểm của VPF sẽ bị HĐQT (gồm chủ yếu là các ông bầu) đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Còn nếu làm trọn chức trách của một cá nhân trong VPF thì sẽ bị VFF đánh giá là chống lại tổ chức. Vì vậy, không loại trừ khả năng ông Viễn sẽ không còn được tiếp tục tham gia HĐQT VPF, thậm chí còn phải thôi chức TGĐ VPF do bị VFF rút về. Số vốn 10% của VFF do ông Viễn đại diện sẽ được một cá nhân khác của VFF thay thế.

Phó Tổng Thư ký Dương Nghiệp Khôi có đủ khả năng để cáng đáng việc điều hành VFF?
Phó Tổng Thư ký Dương Nghiệp Khôi có đủ khả năng để cáng đáng việc điều hành VFF?.

Thường trực VFF cũng sẽ bàn bạc đến việc chọn TTK VFF. Đến thời điểm này đã gần như chắc chắn Phó TTK Dương Nghiệp Khôi sẽ được bổ nhiệm vào vị trí này. Được biết, dự kiến, sáng 23-2, BCH cũng sẽ họp để thông qua sự chọn lựa này. Ngay chiều nay (21-2), ông Dương Nghiệp Khôi sẽ bắt tay vào công việc do ông Trần Quốc Tuấn để lại bằng việc cùng với Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ dự cuộc họp quan trọng về BQTH với Tổng cục TDTT và HĐQT VPF. Được biết, cuộc làm việc giữa Tổng cục TDTT và VPF sẽ bàn đến các vấn đề như: diễn biến 5 vòng đấu vừa qua, VPF đề nghị Tổng cục TDTT sớm phê duyệt Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và có ý kiến để VFF sớm bàn giao quyền tổ chức giải cho VPF, vấn đề phối hợp với Tổng cục An ninh (Bộ Công an) để bảo vệ an ninh cho vòng đấu. Cuộc làm việc này cũng sẽ nói nhiều đến vấn đề BQTH và thay tên của giải đấu.

Theo Hà Nội Mới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.