Nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý

Nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý
TPO - Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý (attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD) gồm 2 nhóm chính: giảm chú ý và tăng động.

> Quậy phá vì dị ứng với… bánh mỳ

Nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh 1

Trẻ được xác định bị ADHD nếu chúng có từ 6 triệu chứng trở lên ở mỗi nhóm trong vòng ít nhất 6 tháng. Các triệu chứng này phải ảnh hưởng đến khả năng của trẻ ở mức độ cao tại ít nhất hai môi trường xã hội – đặc biệt là ở nhà và tại trường học.

Trẻ có những vấn đề tại trường học song lại sống tốt ở nhà không được xem là bị ADHD. Ở hầu hết trẻ em, các triệu chứng xuất hiện từ lúc 4 đến 6 tuổi, mặc dù đôi khi có thể xảy ra sớm hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ADHD bao gồm:

Giảm chú ý:

  • Thường không chú ý cẩn thận tới những chi tiết hoặc mắc các lỗi do bất cẩn trong các bài tập ở trường hoặc những hoạt động khác.
  • Thường gặp khó khăn để duy trì sự chú ý khi làm bài tập hoặc chơi
  • Thường có vẻ không chú ý lắng nghe khi được nói trực tiếp
  • Thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở lớp, việc lặt vặt hoặc các công việc khác
  • Thường gặp khó khăn trong việc tổ chức các bài tập hoặc hoạt động
  • Thường tránh né hoặc không thích các công việc đòi hỏi phải duy trì sự tập trung tinh thần, như làm bài tập ở nhà và ở trường học
  • Thường đánh mất những đồ vật cần thiết để làm bài tập hoặc hoạt động, như sách, bút chì, đồ chơi hoặc dụng cụ.
  • Thường dễ sao lãng
  • Hay quên

Hành vi tăng động:

  • Thường bồn chồn ở tay/chân hoặc lúng túng khi ngồi
  • Thường rời khỏi ghế trong lớp hoặc trong các tình huống khác mà cần phải tiếp tục ngồi
  • Thường chạy hoặc leo trèo nhiều khi không thích hợp. Trẻ vị thành niên có thể không chạy hoặc leo trèo nhưng liên tục cảm thấy bồn chồn
  • Thường gặp khó khăn để chơi một cách lặng lẽ
  • Thường “bận rộn hoạt động” như bị máy móc thôi thúc
  • Thường nói nhiều
  • Thường thốt ra câu trả lời khi chưa được hỏi xong
  • Thường gặp khó khăn để đợi đến lượt của mình
  • Thường ngắt lời người khác bằng cách phản đối trong cuộc nói chuyện hoặc khi chơi

Hầu hết trẻ khoẻ mạnh biểu lộ nhiều hành vi như thế lúc này hay lúc khác. Song trẻ trước tuổi đi học thường ít tập trung và không thể duy trì một hoạt động trong thời gian dài. Điều này không có nghĩa là chúng giảm chú ý – chỉ đơn giản là chúng đang ở trước độ tuổi đến trường.

Thậm chí ở trẻ lớn hơn và trẻ vị thành niên, khoảng thời gian tập trung phụ thuộc vào mức độ yêu thích đối với một hoạt động cụ thể. Hầu hết thanh thiếu niên có thể nghe nhạc hoặc nói chuyện với bạn bè hàng giờ song lại ít tập trung hơn nhiều khi làm bài tập ở nhà.

Tuy nhiên, khi trẻ bị ADHD chúng có xu hướng đặc biệt nhạy cảm với kích thích như nhìn, tiếng động và va chạm. Khi bị kích thích quá mức, chúng có thể nhanh chóng mất kiểm soát, bị choáng và đôi khi hung hăng hoặc thậm chí lạm lụng thể lực hoặc lời nói. Trẻ bị ADHD dường như bị cuốn theo suy nghĩ của riêng chúng hoặc mất cảm nhận về những gì đang diễn ra xung quanh chúng.

Nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh 2

Rất nhiều trẻ bị ADHD không có đủ tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này. Hơn nữa, các triệu chứng có thể khác nhau ở bé trai và bé gái. Bé trai dễ bị tăng động và bé gái có xu hướng giảm chú ý. Ngoài ra, bé gái có vấn đề về khả năng tập trung thường mơ mộng, nhưng bé trai mất tập trung dễ mải chơi hoặc ngừng làm việc một cách vu vơ. Bé trai cũng có xu hướng ít nghe lời giáo viên và người lớn, vì vậy hành vi của bé trai thường dễ thấy hơn.

Các triệu chứng của ADHD ở người lớn:

ADHD thường bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Các triệu chứng cơ bản của giảm chú ý, tăng động và hành vi bốc đồng ở người lớn và trẻ em giống nhau. Phần nhiều người lớn có 1 hoặc 2 triệu chứng, chứ không gồm cả 3 triệu chứng.

Những người lớn giảm chú ý có thể mơ màng trong suốt bài giảng hoặc khi trình bày công việc và gặp vấn đề trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Người lớn tăng động không năng động về mặt thể chất như trẻ em tăng động, nhưng họ có thể khó ngồi xem hết một bộ phim hoặc một buổi hoà nhạc, thường xuyên thay đổi vị trí hoặc gõ các ngón tay hoặc chân. Người lớn bị ADHD cũng dễ thay đổi, dễ nổi nóng, kém chịu đựng áp lực và các vấn đề trong quan hệ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.