>Công an kết luận nguyên nhân vụ nổ gas ở Bắc Ninh
>Thông tin mới nhất về vụ nổ gas tại Bắc Ninh
>Gần 40 người bị thương trong vụ nổ gas ở Bắc Ninh
Người tiêu dùng khó lường
Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng gas chỉ biết tìm đến đại lý tham khảo giá gas hãng nào rẻ thì mua; Những gia đình đang sử dụng thì gọi theo số điện thoại dán trên vỏ bình để đại lý cung cấp gas đem tới mà ít ai biết rằng các loại gas đang có sự khác nhau cả về chất lượng và độ an toàn.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Nguyên Đức Chung, Giám đốc Công ty sản xuất vỏ bình gas Asia. Ông Chung cho biết: Các loại vỏ bình gas sau khi sản xuất hoàn thiện có mặt trên thị trường thường có trọng lượng ít nhất từ 12 kg trở lên cho đến khoảng 14kg. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ dày tối thiểu của vỏ bình gas là 2,16mm. Thông số về trọng lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật phải được ghi rõ trên tai và chóp vỏ bình.
Để tránh dùng phải hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, người tiêu dùng nên chú ý đến 4 đặc điểm trên vỏ bình, gồm tay xách có dập chữ chìm hoặc nổi, chóp trên chữ nổi, thân bình chữ nổi và đế bình chữ nổi ghi thông tin thương hiệu của hãng.
Trên tay xách có thể tìm thấy thông tin về năm sản xuất, nhãn hiệu, series kiểm định. Chóp bình cũng có nhãn hiệu dập nổi của hãng gas và thân bình có nhãn hiệu dập nổi. Trên vỏ bình gas chưa bị mài, cắt, các thông tin nói trên sẽ đồng nhất với nhau và không có vết cắt ghép. Các đặc điểm này sẽ giúp người tiêu dùng khi sử dụng nhận dạng phân biệt hàng xịn và hàng lởm.
Anh Lê Thành Như, Trưởng phòng kinh doanh Côn ty Vạn Lộc Gas cho biết: Ngoài các chi tiết mà hãng sản xuất bình gas cung cấp thì người tiêu dùng cần đặc biệt quan sát khi đốt bếp. Trong trường hợp bật bếp, nếu ngọn lửa cháy xanh, đều thì đó là gas xịn, còn nếu ngọn lửa đỏ thậm chí là có tàn, khói thì chứng tỏ gas có nhiều tạp chất.
Việc gas có nhiều tạp chất không chỉ khiến tiêu tốn nhiều nhiên liệu, xoong nồi bị đen mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phía trong bình gas trước khi ra lò. |
Thông thường, trọng lượng gas chứa trong bình là 12kg, khi tiếp nhận gas khách hàng nên cân lại, nếu vỏ bình ghi 13kg, có nghĩa là cả khí gas và vỏ bình sẽ có trọng lượng 25kg, nếu vỏ binh là 12,5kg thì cả gas sẽ là 24,5kg... Nếu cân thiếu chứng tỏ hãng hoặc đại lý đã móc túi khách hàng.
Ngoài ra, sau khi sử dụng hết gas, người tiêu dùng cũng nên cân lại xem trọng lượng vỏ có đúng như thông số ghi trên vỏ bình hay không. Trường hợp vỏ bình 13kg, sau khi dùng hết gas cân lại vẫn còn 14kg hoặc 15kg, chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo hoặc gas chứa nhiều tạp chất.
Khách hàng cũng không nên nghiêng bình hoặc can thiệp vào để sử dụng hết số gas còn lại trong bình. Số lượng gas còn lại khả năng sẽ chứa nhiều chất gây ảnh hưởng tới sức khỏa và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Hứng chịu rủi ro
Dây chuyền sản xuất bình gas Asia. |
Anh Trần Mạnh Hùng, chủ đại lý gas trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, HN) cho biết: Theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ dày tối thiểu của vỏ bình gas là 2,16mm, tuy nhiên khi mài chữ nổi trên thân bình để thay đổi từ hãng này sang hãng khác nhằm chiết lậu gas độ dày tại ví trí mài chỉ còn lại 1,3mm. Việc cắt tai, mài chứ nổi sẽ làm thay đổi kết cấu về độ dày, mỏng và tiêu chuẩn của bình gas sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rò rỉ dẫn đến cháy nổ. Hiện trên cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng dân dụng.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đồng bộ được từ vỏ bình gas đến khí gas và hệ thống bán hàng. Chính vì thế, trong trường hợp người tiêu dùng đang sử dụng gas của hãng này mà chuyển sang hãng khác, đương nhiên vỏ bình đó sẽ được chuyển từ hãng này sang hãng khác.
Trong trường hợp các hãng thỏa thuận được với nhau thì trao đổi vỏ bình cho nhau, trường hợp không trao đổi được sẽ dễ phát sinh tiêu cực bằng việc mài nhãn mác để hợp thức hóa khi chiết nạp gas theo hãng của mình.
Bình gas hoàn thiện khi ra lò. |
Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh gas. Vừa qua, người tiêu dùng chứng kiến sự ra đi khỏi thị trường Việt Nam của các hãng như Shell Gas Mobil Unique Gas và BP. Điều này cũng dẫn đến việc người tiêu dùng đang sử dụng vỏ bình của các hãng này. Hậu quả là các doanh nghiệp đến sau, khi cung cấp gas sẽ nhận lại những chiếc vỏ bình gas của Shell Gas Mobil Unique Gas và BP.
"Để giải bài toán kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số doanh nghiệp kinh doanh gas đành chấp nhận đổi lấy những chiếc vỏ bình gas không phải của mình sau đó về cắt tai, mài chữ nổi thương hiệu và thay thế bằng tên hãng của mình. Như vậy sẽ gây ra không ít rủi ro cho người tiêu dùng", anh Hùng chia sẻ.