Muỗi hổ châu Á: Không lạ và không quá nguy hiểm

Muỗi hổ châu Á: Không lạ và không quá nguy hiểm
TP - Khẳng định trên được BS Nguyễn Tam Lãng, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) TP Đà Nẵng đưa ra khi trao đổi với Tiền Phong sáng 4-10.

> Nhiều người mắc bệnh lạ vì bị côn trùng đốt

 
Muỗi hổ châu Á: Không lạ và không quá nguy hiểm ảnh 1

Thông tin loài muỗi hổ châu Á (có tên khoa học Aedes albopictus) lạ, nguy hiểm, có khả năng gây chết người gây hoang mang người dân Đà Nẵng.

Tuy nhiên, theo BS Lãm: Loài muỗi này không lạ, nó từng ghi nhận xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, không riêng Đà Nẵng, nhiều tỉnh thành miền Trung và nhất là các tỉnh phía Bắc xuất hiện nhiều loại muỗi này (có tên muỗi vằn). Qua kiểm tra dịch tễ, muỗi hổ châu Á mới xuất hiện ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) với một số ít cá thể.

So với muỗi Aedes Aegypti mang virus gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) chính, loài muỗi hổ châu Á này thực ra chỉ là một loại “véc tơ” phụ truyền bệnh SXH. “Nó chỉ gia tăng thêm tình trạng mắc bệnh SXH chứ không nguy hiểm bằng loại Aedes Aegypti”, BS Lãm nói.

Muỗi hổ là loài muỗi nhỏ, có sọc trắng chạy dài từ đầu dọc theo lưng và ra tận phía sau chân, thân muỗi có khoang trắng. Loài muỗi này sinh sống ngoài nhà và có khả năng truyền virus qua trứng bằng việc đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước tạm thời, hốc cây, kẽ lá, vỏ đồ dùng...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.