Xét xử 'người bị tạm giam 7 năm': Nhiều tình tiết mới

Xét xử 'người bị tạm giam 7 năm': Nhiều tình tiết mới
TP - Hôm qua (25/4), TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo - cựu thiếu tá công an Phạm Đình Tiếng, người được coi là bị tạm giam lâu nhất Việt Nam, gần 7 năm.

> Bảy năm nuôi chồng tạm giam
> Sự thật về bản danh sách 20 đối tượng
> Nguyên thiếu tá công an bị tạm giam năm thứ sáu

Ông Tiếng ra tòa sức khỏe kém, mặt bị phù, da thâm sạm. Ảnh: Bảo Thắng
Ông Tiếng ra tòa sức khỏe kém, mặt bị phù, da thâm sạm. Ảnh: Bảo Thắng.

Một số bị án trong vụ án chợ ma túy Thanh Nhàn 2 đến tòa với tư cách nhân chứng, trong đó có cặp vợ chồng trùm ma túy Bùi Trọng Bảy - Trần Thị Lan.

Theo đề nghị của các luật sư, lần đầu tiên tại các phiên tòa xét xử ông Tiếng, HĐXX cho mời các nhân chứng Phan Thị Lệ Tuyên (vợ ông Tiếng), Nguyễn Đại Dương và Dương Trường Giang (từng bị tạm giam ở trại T16 Bộ
Công an).

Những diễn biến cũ

Đại diện Viện KSND TP Hà Nội công bố bản cáo trạng quy kết Phạm Đình Tiếng “nhận hối lộ” 20.000USD và “lừa đảo” 5.000USD.

Như các phiên tòa trước, ông Tiếng hoàn toàn phủ nhận việc nhận tiền của Bảy - Lan. Về các hành vi làm trái quy định trong hoạt động điều tra nhằm có lợi cho Bảy - Lan, ông Tiếng trình bày rõ các diễn biến trong quá trình phá vụ án tại ngõ Mai Hương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trước đây, để khẳng định ông Tiếng không “làm trái”.

Các nhân chứng đang là bị án vẫn một mực “không mâu thuẫn thù oán gì với ông Tiếng”, “lời khai tại CQĐT là chính xác”. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi sâu vào các chi tiết, hoặc khi các luật sư trích dẫn các lời khai đầy mâu thuẫn yêu cầu giải thích, các nhân chứng này đáp “không nhớ” hoặc từ chối trả lời.

Những diễn biến mới

 Ông Tiếng còn có một bản danh sách 20 đối tượng viết tay, đề ngày 15/12/2000, có bút phê của lãnh đạo Ban chuyên án, hiện lưu tại PC53 Công an Hà Nội 

Nhân chứng Phan Thị Lệ Tuyên

Ông Nguyễn Đại Dương trình bày: Khi bị tạm giam tại T16, ông Dương ở cùng buồng với Bùi Trọng Bảy gần một tháng, được Bảy tâm sự Bảy vu khống cho một cán bộ công an Hà Nội nhận tiền hối lộ, là ông Phạm Đình Tiếng. Đổi lại, Bảy được cán bộ điều tra hứa giảm số lượng ma túy đã buôn bán (số ngày ít đi) để thoát án tử hình, và được giải biên và bán đi một ngôi nhà, sau khi trả nợ ngân hàng thì chi tiêu cho hai đứa con.

Ông Dương Trường Giang trình bày: Khi bị tạm giam tại T16, ông Giang ở gần buồng Trần Thị Lan (vợ Bảy). Do hiểu biết pháp luật, ông Giang nhận tư vấn cho nhiều người, trong đó có Lan. Ông Giang được Lan kể, việc hối lộ ông Tiếng là Lan khai theo chồng, thực tế Lan không biết việc này.

Ông Giang khai, có lần Lan nhờ ông đọc một văn bản ghi những gì Bảy đã khai, người ta đưa cho Lan để học thuộc và khai theo; cán bộ quản giáo phát hiện, lập biên bản thu lại tờ giấy nọ, phòng của ông Giang vì vậy bị phạt cắt nước ba ngày…

Trình bày gây “sốc”

Phần trình bày của bà Phan Thị Lệ Tuyên rất gây được chú ý. Bà Tuyên khai rõ đã tố cáo sai phạm của một số điều tra viên trong vụ án này, về các hành vi hủy bỏ tài liệu điều tra, tẩy xóa tài liệu điều tra, sử dụng tài liệu đóng con dấu giả đưa vào hồ sơ… Tố cáo của bà Tuyên đã được Đảng ủy Công an T.Ư và Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận là có căn cứ.

Tại tòa, bà Tuyên giao nộp một số tài liệu (phô tô) ông Tiếng trao lại trước khi bị bắt, để chứng minh ông Tiếng không giấu giếm 20 đối tượng gồm Bảy - Lan và các đồng phạm, mà đã báo cáo cấp trên. Đó là các “Báo cáo đề xuất” do ông Tiếng lập tháng 12/2000, vào các ngày 13, 25, 27, 28 và 29. Bà Tuyên khẳng định, bản gốc những tài liệu này đang lưu giữ tại PC53 Công an TP Hà Nội.

Bỏ qua những tình tiết mới chưa có điều kiện làm rõ tại tòa, trong phần kết luận, công tố viên vẫn nhận định ông Tiếng “nhận hối lộ” và “lừa đảo”, đề nghị tuyên phạt 19 - 22 năm tù.

Hôm nay, phiên tòa tiếp tục làm việc. Do Tiền Phong hôm nay xuất bản số báo gộp, mời bạn đọc đón đọc diễn biến phiên xét xử trên Tiền Phong Online, tại địa chỉ www.tienphong.vn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.