HSBC: 'Kinh tế Việt Nam dường như đã đi qua đáy'

HSBC: 'Kinh tế Việt Nam dường như đã đi qua đáy'
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC hôm nay (4/11) về triển vọng Kinh tế Việt Nam nhận định rằng 'nền kinh tế Việt Nam tuy còn chậm nhưng chắc chắn và đang ngày càng chuyển biến tốt hơn'

> Kinh tế Việt Nam đang 'ấm lên từ đáy'

Ngân hàng HSBC nhận định: 'Nền kinh tế vẫn đang vận hành khá tốt'
Ngân hàng HSBC nhận định: 'Nền kinh tế vẫn đang vận hành khá tốt'.

Báo cáo mới nhất của ngân hàng HSBC về triển vọng kinh tế Việt Nam phát hành hôm nay (4/11) đưa ra nhận định đáng chú ý là kinh tế Việt Nam "dường như đã đi qua đáy", cho dù tăng trưởng vẫn chậm.

Cụ thể, báo cáo cho rằng "trong khi những điều tồi tệ nhất về một nền kinh tế trì trệ dường như đã được vượt qua, tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn còn thấp do nhu cầu nội địa còn chậm chạp".

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất (PMI) của HSBC tháng 10 không thay đổi so với tháng 9, vẫn giữ mức 51,5 điểm; số lượng đơn đặt hàng mới vượt hơn lượng hàng tồn kho chứng tỏ sản xuất có thể sẽ phục hồi trong những tháng tới.

Trong khi đó, lạm phát trong tháng 10 đã chậm lại ở mức 5,9% so với mức 6,3% trong tháng 9 do giá xăng dầu đã giảm. "Chúng tôi nhận định nhu cầu nội địa yếu và giá dầu ổn định sẽ giữ lạm phát ở mức thấp từ nay đến cuối năm; tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp do khối lượng nợ xấu lớn vẫn chưa được giải quyết", báo cáo viết.

Báo cáo nhận định rằng "tuy còn chậm nhưng chắc chắn, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng chuyển biến tốt hơn". Tăng trưởng cả năm 2013 đang được kỳ vọng ở mức 5,2%.

Đồng thời, mặt dù đà hồi phục hy vọng sẽ tiếp tục trong năm 2014, nhưng năm 2014 mức tăng trưởng cũng chỉ có thể tăng trưởng nhẹ ở mức 5,4%. "Sự suy giảm là một thực tế nghiêm túc cho thấy khủng hoảng nợ xấu của Việt Nam đã làm giảm ham muốn tiêu dùng và sức hấp dẫn của đầu tư", báo cáo viết.

Về thu hút FDI, các chuyên gia của HSBC cho rằng việc Chính phủ thúc đẩy thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là vào ngành sản xuất, được xem là tích cực. Từ tháng 1 đến nay, dòng vốn FDI đăng ký đã tăng 95,8% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 13,1 tỷ USD.

Dòng vốn FDI vào ngành sản xuất còn tốt hơn, tăng 136,5% đạt 9,3 tỷ USD. Điều này giúp tăng nhu cầu lao động và thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu, là các yếu tố cần thiết để bù đắp tình trạng nhu cầu nội địa trì trệ.

Dòng vốn FDI bền vững, thâm hụt thương mại giảm và chỉ số lạm phát ổn định được xem là sẽ giúp Việt Nam có một thời kỳ ổn định để giải quyết những vấn đề lớn hơn. Giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng đang là những vấn đề trọng yếu trong lịch trình làm việc của Chính phủ.

"Đường lối thực hiện đã rất rõ ràng, vấn đề ở đây chỉ là tốc độ thực hiện", báo cáo nhận xét.

Về hệ thống ngân hàng, báo cáo cho rằng từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng đã tăng chỉ ở mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy vấn đề nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn mặc dù Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đang rất nỗ lực trong việc mua lại nợ xấu từ các ngân hàng. Kết quả là dẫn đến việc cho vay yếu và làm ảnh hưởng đến mức độ lạc quan của khối doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, mặc dù bị quá trình cắt giảm nợ trì kéo, nền kinh tế vẫn đang vận hành khá tốt. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn với tiền tệ, lạm phát và các yếu tố bên ngoài bền vững hơn và Việt Nam cũng đang thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại tệ.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.