Thao túng giá gas?

Thao túng giá gas?
Các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước một lần nữa lại than... lỗ khi giá gas thế giới quay đầu giảm mạnh. Nhưng, với cơ chế được tự quyết định giá bán, mua rẻ bán đắt, liệu doanh nghiệp có thật sự thua lỗ?

Thao túng giá gas?

Các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước một lần nữa lại than... lỗ khi giá gas thế giới quay đầu giảm mạnh. Nhưng, với cơ chế được tự quyết định giá bán, mua rẻ bán đắt, liệu doanh nghiệp có thật sự thua lỗ?

Chiếm khoảng 80% thị phần nội địa, PV Gas có thể quyết định mức giá gas bán lẻ có lợi nhất cho mình
Chiếm khoảng 80% thị phần nội địa, PV Gas có thể quyết định mức giá gas bán lẻ có lợi nhất cho mình. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đầu tháng 2 và 3-2012, khi giá gas thế giới tăng mạnh, giá gas trong nước lập tức đua tăng theo. Nhưng theo số liệu mà chúng tôi có được, lượng gas nhập khẩu tại thời điểm giá thế giới tăng cao của các doanh nghiệp rất ít, gas tiêu thụ trên thị trường chủ yếu được nhập về trước đó với giá thấp hơn nhiều.

Giá tăng, lượng nhập giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, khi giá gas thế giới tăng, các doanh nghiệp đều thực hiện tăng giá ngay từ đầu tháng khi giá CP (giá gas hợp đồng) được công bố.

Cụ thể đầu tháng 2, giá gas thế giới tăng thêm 145 USD/tấn, giá gas trong nước lập tức tăng ngay 42.000 đồng/bình 12kg. Ngày 1-3, giá gas thế giới tăng thêm 180 USD/tấn, giá gas trong nước tăng thêm 52.000 đồng/bình 12kg ngay trong ngày.

Tuy nhiên, tại thời điểm 1-3 và đầu tháng 2, gas nhập khẩu theo mức giá mới chưa thể về VN, doanh nghiệp chủ yếu bán lượng hàng còn tồn từ tháng 1-2012 hoặc tháng 12-2011, thời điểm giá gas thế giới đứng ở mức thấp.

Có một thực tế là khi giá thế giới bắt đầu tăng mạnh, doanh nghiệp kinh doanh gas cũng giảm mạnh lượng nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2-2012 khi giá CIF (đã bao gồm cước vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa) nhập khẩu gas về cảng VN là 1.078 USD/tấn, các doanh nghiệp chỉ nhập khoảng 19.000 tấn, giảm 73,3% so với tháng 1, thời điểm giá (CIF) gas nhập khẩu về VN là 927 USD/tấn.

Như vậy, nếu tháng 2 doanh nghiệp bán hàng được nhập từ tháng 1-2012 thì có thể lời được ít nhất 42.000 đồng/bình 12kg nhờ chênh lệch giá nhập khẩu hai thời điểm.

Không chỉ nhập giá thấp đem bán giá cao, một bất hợp lý khác trong việc công bố giá bán gas còn ở nguồn gas sản xuất trong nước tại nhà máy Dinh Cố và Dung Quất.

Giá gas trong nước không được đấu thầu nhưng lại bán ra theo giá thế giới. Như vậy, khoản cước vận chuyển từ nước ngoài về VN, bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu... cao hơn tới gần 100 USD/tấn so với gas trong nước lại không được trừ vào giá bán để giảm giá bán cho người tiêu dùng mà chảy vào túi doanh nghiệp (hoặc nhà đấu thầu được hưởng, hoặc doanh nghiệp tham gia đấu thầu mua hàng được hưởng).

Chưa hết, theo tìm hiểu của chúng tôi, gas tiêu thụ trên thị trường trong quý 1-2012 có một lượng lớn được chốt giá từ tháng 9-2011, khi giá gas nhập khẩu (CIF) chỉ có 827 USD/tấn.

Cụ thể vào thời điểm nêu trên, khoảng 105.000 tấn gas từ nguồn Nhà máy Dinh Cố đã được một công ty trực thuộc Tổng công ty Khí VN (PV Gas) bán cho các doanh nghiệp (đấu giá sáu tháng một lần), chốt giá tại thời điểm đấu giá.

Khi đưa lượng gas này ra bán vào những tháng đầu năm 2012, với giá bán tính theo giá gas thế giới tại thời điểm, các doanh nghiệp kinh doanh gas đã hưởng một khoản chênh lệch lên tới 200 USD/tấn.

Nhiều bất hợp lý ở giá gas

Một chuyên gia trong ngành gas cho biết cách tính giá gas hiện nay áp dụng từ đầu tháng tất yếu sẽ xảy ra tình trạng mua rẻ, bán đắt nhờ lượng hàng tồn trước đó. Vì giá gas thế giới có những biến động theo quy luật khá ổn định, nên nếu doanh nghiệp tính toán tốt, có kho trữ ổn thì lợi nhuận không nhỏ.

Thực tế nhập khẩu như trên cũng đã cho thấy doanh nghiệp đã nắm được xu hướng giá thế giới trong tháng 2 và tháng 3 nên đã đẩy mạnh nhập hàng từ tháng 1, sau đó khi giá đã tăng thì giảm nhập.

Theo Bộ Công thương, hiện nay lượng gas sản xuất trong nước từ hai nguồn Dinh Cố và Dung Quất khoảng 640.000 tấn/năm, đáp ứng hơn 50% nhu cầu tiêu thụ.

Như vậy, ngoài công cụ giảm thuế nhập khẩu, Nhà nước đã có lượng gas không nhỏ để có thể góp phần điều tiết giá trong thời điểm giá biến động mạnh hiện nay.

Tuy nhiên, dù lượng gas sản xuất trong nước trên thực tế đã áp đảo thị phần của gas nhập khẩu nhưng gas trong nước lại chịu “lép vế” trước gas nhập khẩu, khi giá bán buộc phải theo giá nhập khẩu.

Việc để cho giá gas sản xuất trong nước phải theo giá thế giới như hiện nay, theo các chuyên gia, chỉ mang lại lợi ích cho một số nhà kinh doanh mà không giúp bình ổn thị trường gas.

Đại diện Hiệp hội Gas VN cho biết để bình ổn giá gas, ngoài việc sử dụng công cụ thuế, Nhà nước hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng nguồn cung trong nước để hỗ trợ người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc cần phải có nguồn gas dự trữ để linh hoạt ứng phó khi thị trường biến động là việc phải thực hiện sớm.

“Cùng với lượng gas trong nước, khi có kho chứa dự trữ số lượng lớn thì việc điều phối thị trường hoàn toàn có thể chủ động được chứ không quá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, doanh nghiệp như hiện nay” - ông này cho hay.

PV Gas chiếm 80% thị phần

Theo các doanh nghiệp trong ngành gas, mặc dù việc đấu giá gas sản xuất trong nước được thực hiện công khai nhưng thực chất chỉ có 150.000 tấn gas của Nhà máy Dung Quất và 200.000 tấn của Nhà máy Dinh Cố được đem đấu giá công khai, phần còn lại ưu tiên phân phối cho các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN với lý do để đảm bảo lượng tiêu thụ ổn định.

Tuy nhiên, trong đợt đấu giá gần đây, các đơn vị trúng thầu lại chủ yếu là các công ty thuộc PV Gas. Chưa kể hiện nay PV Gas cũng là đơn vị nhập khẩu lớn nhất, các doanh nghiệp khác chủ yếu mua lại hàng từ PV Gas.

Do đó, tính cả nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu, PV Gas đang chiếm tới 80% thị phần phân phối gas.

Theo Bạch Hoàn – Lê Sơn
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG