Giá lúa cao và nguy cơ bể kèo

Giá lúa cao và nguy cơ bể kèo
Giá lúa hè thu đang ở mức kỷ lục: 7.000đ/kg. Nguy cơ bị vỡ thoả thuận giữa doanh nghiệp và nông dân bắt đầu xuất hiện.

Giá lúa cao và nguy cơ bể kèo

Giá lúa hè thu đang ở mức kỷ lục: 7.000đ/kg. Nguy cơ bị vỡ thoả thuận giữa doanh nghiệp và nông dân bắt đầu xuất hiện.

Giá lúa cao và nguy cơ bể kèo ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Ông Huỳnh Phênh, chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Hoà Tiến, xã Định Hoà, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cho biết hiện tại 60ha lúa hè thu của HTX đang thu hoạch. Dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với một công ty ở Rạch Giá, nhưng ông vẫn khẳng định HTX lo dịch vụ bơm tưới chứ không “quản” cái vụ bán lúa. 89 hộ trong HTX chỉ phải tuân theo lịch xuống giống, trồng vài loại được giá như OM 6976 và OM 5451chứ không trồng quá nhiều giống. Do mỗi nông hộ tự chăm sóc, tự thu hoạch, tự thương lượng giá nên họ muốn bán cho ai cứ bán.

Khoảng cách ngày càng xa

“Vụ đông xuân, thương lái mua 6.300đ/kg, công ty mua 6.000đ/kg lúa khô. Vụ hè thu, doanh nghiệp muốn được việc phải nhanh chân hơn thương lái. Giá bằng hoặc cao hơn thương lái là có sức hấp dẫn”, ông Phênh nói. Cách nói này hàm ý, nếu doanh nghiệp không mua nhanh và mua giá cao, thì hợp đồng tiêu thụ lúa giữa doanh nghiệp và nông dân rất dễ bể.

Trong hợp đồng do ông Phênh ký với một doanh nghiệp ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, tiêu chí chất lượng rất gắt (độ ẩm, tạp chất, hạt rạn...) “Trong khi đó, thương lái tới nhà, chỉ cần cắn thử hạt một cái là cho giá”, ông Phênh nói.

Chuyện hợp tác tiêu thụ lúa ở Định Hoà, cả hai phía nông dân dân và doanh nghiệp đều bị sức ép khi giá lúa tăng cao. Ông Trầm Tấn Thành, phó ban quản lý dự án phát triển vùng lúa chất lượng cao thuộc công ty Gentraco, nói: “Chúng tôi phải lui tới thường xuyên trước khi thu hoạch, bàn cách thu mua, thanh toán với các nông hộ”.

Mười ngày nữa gặt lúa, ông Danh Thắng, chủ nhiệm HTX Tân Hoà, xã Định Thành, nơi ký hợp đồng với Gentraco, cảnh báo: “Tới ngày đó, doanh nghiệp xuống thẩm định, định giá, bàn cách thanh toán thì xã viên sẽ bán. Giá lúa đang lên, nếu thương lái tới trước, có khi nông dân cũng bán luôn. Doanh nghiệp phải lẹ lẹ tới”.

Tại xã Định Hoà, xã Định An thuộc huyện Gò Quao, công ty Kigimex, một trong sáu công ty xuất khẩu gạo của Kiên Giang từng ký hợp đồng tiêu thụ lúa hàng hoá với các HTX, tổ hợp tác, tập thể nông dân trên quy mô 1.500ha, nhưng ba tháng liền chỉ mua được 5.500 tấn lúa, qua thương lái chứ không mua được từ những hợp đồng.

Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trong chương trình nghiên cứu xây dựng mối quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và nông dân ở Định Hòa, huyện Gò Quao, cho biết: kiểm chứng thực tế cách đây vài hôm cho thấy khoảng cách giữa hai đối tác doanh nghiệp và nông dân đang dang xa nhau. Khi doanh nghiệp không thể lo phương tiện, đi mọi nơi như thương lái thì với mong muốn bán lúa tại gốc, nông dân trở nên thân thiện với thương lái hơn. Doanh nghiệp muốn thanh toán khi lúa về kho thì nông dân chỉ thích lấy tiền tươi tại nhà. Doanh nghiệp muốn giá ổn định thì nông dân vẫn thích giá lúa tăng cao hoài.

Tạo gắn bó?

Ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhận xét, nông dân sẽ gắn bó với doanh nghiệp nếu họ được hỗ trợ đúng mức như ở cánh đồng mẫu lớn ở Châu Thành, An Giang do công ty CP bảo vệ thực vật An Giang thực hiện. Ở đó nông dân được hỗ trợ kỹ thuật thâm canh, được mua vật tư đầu vào là hàng chính phẩm, đúng giá, bảo đảm chất lượng, được hướng dẫn kỹ thuật, được hỗ trợ khâu làm khô lúa. Họ còn được chọn lựa phương án bán ngay hoặc gởi lúa tại kho sau khi được sấy khô đúng chuẩn trong một tháng, được gởi lúa ở kho tháng thứ hai với mức phí tượng trưng 1.500đ/tấn/ngày… Và kết quả là không chỉ doanh nghiệp nắm trong tay một khối lượng lúa đúng nhu cầu, mà nông dân thực sự có được cơ hội khác biệt so những điểm mua bán khác.

Các doanh nhân ở các tỉnh cũng thừa nhận như vậy. Tuy vậy, khi mùa gặt lúa hè thu đã gần hết, thì mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu vẫn là một vài câu chuyện tử tế hiếm hoi.

Theo Hoàng Lan
Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.