> Hà Nội có hơn 1.700 biệt thự, nhà liền kế “bỏ hoang”
> Savills VN là đại lý bất động sản tốt nhất Châu Á-Thái Bình Dương
> Yêu cầu báo cáo về thị trường bất động sản, chứng khoán
Các dự án nhà ở đang hút mạnh các nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Đại Dương. |
Nhà ở và mặt bằng bán lẻ là 2 phân khúc sẽ hút nhiều giao dịch mua bán. Ông Neil MacGregor- Phó Giám đốc Savills Việt Nam cho rằng đó là lý do để các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn tham gia đầu tư. Đại diện quỹ BĐS Dragon Capital, ông Fraser Wilson cho biết, thời điểm này, nhà đầu tư ngoại sẽ hướng đến những dự án có nhu cầu mua nhiều và những dự án được định giá cao trong thời gian qua.
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là địa điểm được các nhà đầu tư chú ý nhiều nhất. “Dù thị trường nhiều khó khăn, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm những địa điểm tốt và các thương hiệu tốt của các nhà phát triển hạ tầng, đặc biệt trong phân khúc BĐS cho thuê để tham gia cấp vốn”- ông Fraser Wilson quả quyết.
Thời điểm này, các nhà đầu tư có thể mua lại được cả công ty và các dự án BĐS đang thực hiện, bởi DN trong nước không tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ từ chủ trương thắt chặt tín dụng cho các hoạt động phi sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Neil MacGregor, các giao dịch chuyển nhượng chỉ sôi động hơn khi những điểm vướng mắc trên thị trường hiện tại được cải thiện. Định giá là một trong những rào cản lớn nhất. Đối với mặt bằng bán lẻ, các nhà đầu tư trong nước nhận thấy lợi ích nếu bắt tay với nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng thêm giá trị cho dự án phức hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia thị trường Việt Nam có xu hướng thông qua một công ty nào đó trong nước để giúp họ tiếp cận thị trường tốt hơn.
Bà Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng sự kết hợp giữa nhà đầu tư nội-ngoại để phát triển các dự án BĐS là điều quá thuận lợi. “DN trong nước có thế mạnh hiểu quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, có kinh nghiệm thị trường, còn nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng”- bà Loan nói.
Song, cũng theo bà Loan, việc M&A giữa chủ dự án trong nước và đối tác nước ngoài không phải dễ dàng do khó có được sự đồng thuận trong quá trình đàm phán về giá đất. Doanh nghiệp nước ngoài luôn trả giá đất thấp đi nếu giá nhà đất trên thị trường giảm, trong khi các DN trong nước phải tốn nhiều thời gian và chi phí để quản lý nên rất nhiều cuộc giao dịch giữa nội – ngoại bất thành.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn như kể trên, song các chuyên gia nước ngoài vẫn lạc quan về tiềm năng thị trường BĐS Việt Nam còn rất lớn. Tình hình thiếu vốn trong nước và khuôn khổ pháp lý ngày được cải thiện là cơ hội cho nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường BĐS Việt Nam nhiều hơn.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư) trong tổng vốn FDI 5 tháng 2011, lĩnh vực kinh doanh BĐS được 6 dự án cấp mới và 1 dự tăng thêm được hơn 296 triệu USD, chiếm 6,3%; còn về xây dựng có 36 dự án mới và 4 dự án tăng vốn thêm đạt gần 353 triệu USD, chiếm 7,5%. Có thể nói, vốn đầu tư nước ngoài “rót” vào các dự án BĐS giảm mạnh. Lĩnh vực nhà đầu tư đa quốc gia đang tập trung đến là công nghiệp sản xuất. |