'Mực cao su' là mực được tẩy trắng bằng hoá chất

'Mực cao su' là mực được tẩy trắng bằng hoá chất
TP - Tại một số chợ ở Hà Nội thời gian gần đây phát hiện khác lạ với mực thông thường, nghi được tẩy trắng bằng hóa chất và chính loại mực này được đồn là mực làm giả bằng cao su.
'Mực cao su' là mực được tẩy trắng bằng hoá chất ảnh 1
TS Nguyễn Văn Khải phân biệt mực được tẩy bằng hoá chất nồng độ cao và mực sấy khô thông thường

TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường, cho chúng tôi xem một bọc mực sấy khô mua ngoài chợ và so sánh với con mực thông thường.

Quan sát bằng mắt, có thể thấy, loại mực này có màu  trắng đục và được nghiền mỏng, xé tơi nhỏ từng mẩu vừa phải. Khi ngâm trong nước lã, mực phai ra nước đục như nước dừa. Trong khi đó, con mực phơi khô tự nhiên, phai ra màu hơi vàng đục.

'Mực cao su' là mực được tẩy trắng bằng hoá chất ảnh 2 Loại mực nghi là mực cao su thực chất được tẩy trắng bằng hoá chất với nồng độ cao, hoàn toàn không phải là cao su hoặc bột sắn thông thường 'Mực cao su' là mực được tẩy trắng bằng hoá chất ảnh 3 - TS Nguyễn Văn Khải 

Đầu tháng 4-2010, TS Nguyễn Văn Khải và cử nhân Phạm Văn Thuận, Viện Công nghệ Môi trường, làm một thí nghiệm để xác định xem loại mực tẩy trắng ấy có phải là mực làm bằng cao su hay không. Hai nhà khoa học ngâm vào cốc nước lọc mẫu mực được cho là cao su giả mực. Sau một thời gian ngắn, mẫu mực đó phai ra màu nước trắng đục.

Tiếp theo, họ cho một số chất xúc tác vào và nước chuyển sang màu hơi hồng và hơi vàng. Màu đó được nhận định là do trong mực còn tồn dư clo và lưu huỳnh hoạt tính cao.

Bình thường, người ta chỉ xử lý mực bằng một nhóm hóa chất hoặc lưu huỳnh hoặc clo. Nhưng với mẫu mực thu được ngoài chợ, chúng được xử lý bằng cả nhóm hóa chất có gốc clo lẫn lưu huỳnh.

Không phải cao su giả mực

Để kiểm tra mẫu mực bị cho là làm bằng cao su, nhà khoa học xé một mảnh và trực tiếp nhai mảnh con mực đó. Họ không thấy tồn dư như cao su. Mảnh mực được cho là làm bằng cao su sau đó được đốt thì cũng không ghi nhận được mùi đặc trưng của cao su.

Ngoài ra, khi ngâm bằng nước hoặc hoá chất, mẫu mực này cũng không tan hết, không vỡ vụn, không gẫy, như đối với mẫu cao su. Cũng không thể nói đó là bột sắn hoặc bột khoai được, nhà khoa học khẳng định.

Theo nhóm nghiên cứu nói trên,  mực sau khi được đánh bắt từ biển và chở về còn rất đen và bẩn, mùi nặng. Để xử lý, người ta dùng nước lã để rửa nhưng dù rửa đến mười nước, mực vẫn còn đục. Nếu dùng hoá chất, sau khoảng ba lần, màu mực đỡ đục hơn nhưng lại bốc mùi hoá chất sau khi xử lý. Tuy nhiên, để khoảng một ngày sau, mùi hoá chất biến mất, chỉ còn xông lên mùi mực biển.

“Thông thường, mực được đánh bắt về rửa bằng nước lã hoặc hoá chất để khử chất bẩn. Ngoài ra, trong quá trình buôn bán và vận chuyển hàng hoá, mực không những bị bốc mùi mà còn chứa rất nhiều vi khuẩn. Để hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở, người ta cho mực vào ướp lạnh -20 độ C. Còn để kháng khuẩn, chỉ có thể dùng hoá chất xử lý” - TS Khải nhấn mạnh.

Như vậy, trong sản xuất, mực được xử lý hoá chất sẽ tiết kiệm thời gian và có hiệu quả làm trắng mực rất cao. Tuy nhiên bản thân hoá chất là độc hại, đặc biệt là hoá chất xử lý mực và hải sản đều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Còn đấy là hóa chất cụ thể gì, cần có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.