Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Nhiều chàng trai khẩn khoản hỏi cách nào biết chắc chắn người yêu hay vợ sắp cưới của họ có còn trinh? Có người còn nói chỉ sợ vớ phải “hàng dùng rồi” thì coi như vứt.

> 'Văn hoá câm lặng' trong tình dục tuổi teen

Người tư vấn hỏi lại: “Vậy anh “còn” không?”. Anh ta chặc lưỡi: “Đàn ông thì nói làm gì.

Thanh niên 30 tuổi chưa vợ mà “còn” thì có mà hâm!”. Hóa ra lắm đàn ông vẫn tự cho mình cái “đặc quyền” quan hệ tình dục trước hôn nhân. Còn với phụ nữ, phải trinh nguyên cho đến đêm tân hôn. Hỏi tại sao lại bất công thế?

Thời nay, điều kiện xã hội đã đổi thay, quan niệm về trinh tiết cũng khác. Khảo sát cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 19,6 tuổi, trong khi tuổi kết hôn trung bình là 25-27 tuổi.

Nam nữ lại học tập, làm việc, vui chơi giải trí cùng nhau và biết yêu khá sớm nên nếu chàng trai nào đưa ra tiêu chuẩn hàng đầu là phải trinh nguyên khi chọn bạn đời thì phạm vi lựa chọn sẽ rất hẹp.

Nếu đạt được tiêu chuẩn mà họ cho là tiên quyết ấy, có thể sẽ bỏ qua nhiều tiêu chuẩn khác, khả năng hòa hợp hạnh phúc trong hôn nhân vì thế sẽ không cao và những vụ ly hôn do “chúng tôi không hợp nhau” trong trường hợp đó là không khó hiểu.

Trong thực tế, y học cho biết, không thể khẳng định chắc chắn một người đã sinh hoạt tình dục hay chưa, kể cả phụ nữ lẫn đàn ông. Ngay cả việc khám phụ khoa do một bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng đành bó tay trước những thủ thuật tinh vi thời hiện đại.

Chưa kể một số trường hợp màng trinh tự lành sau thời gian dài “không hoạt động”, với đầy đủ biểu hiện y hệt như “chưa có chuyện gì xảy ra”.

Đó là chưa kể ngày nay, việc làm màng trinh giả hay phẫu thuật khôi phục màng trinh chỉ là “chuyện nhỏ”. Như vậy đủ thấy nếu căn cứ vào một vài giọt máu tươi sau lần quan hệ đầu tiên để tin là trinh trắng hoàn toàn, liệu có chắc đúng?

Điều đáng nói, chọn được cô “còn”, chắc gì đã hạnh phúc hơn khi chọn phải cô “mất”? Sống với nhau hạnh phúc hay không là do tâm hồn, tính cách hòa hợp, có thực sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ với nhau không, quan hệ với nhà chồng như thế nào...

Qua các cuộc thăm dò ý kiến, chúng tôi thấy cách suy nghĩ về “chữ trinh” ngày nay của nhiều bạn trẻ đã khác xưa rất nhiều.

Anh Trần Quân ở Q.Ba Đình, Hà Nội, một kỹ sư tin học 30 tuổi nói: “Bạn lập gia đình để làm gì? Mưu cầu hạnh phúc suốt đời hay chỉ cần là người được “bóc tem” trong đêm tân hôn?

Thà lấy người vợ không còn trinh, thậm chí đã có con nhưng biết yêu thương hết lòng, sống tốt và hòa hợp với mình còn hơn lấy người vẫn còn “nguyên xi” nhưng lại quá quắt, sống ích kỷ, không biết điều”.

Anh Phạm Thành, Q.Thanh Xuân, Hà Nội, giáo viên trung học khẳng định: “Từ lâu, thi hào Nguyễn Du đã viết: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường. Có người bản chất thật thà, chẳng may bị lừa gạt, cưỡng bức.

Có người vốn dĩ tốt đẹp nhưng chỉ do một lần lầm lỡ mà mất trinh. Trong cuộc sống, ta vẫn thấy có những phụ nữ tuy đã không còn cái màng trinh sinh học nhưng có thể nói, tâm hồn họ vẫn trinh nguyên.

Đó mới là điều đáng quan tâm nhất. Thế nên, có thể gọi là ngàn vàng, và cũng có thể chẳng là gì cả”.

Theo PNO

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng thần kinh, đột quỵ, ung thư vì ô nhiễm không khí
TPO - Ở trẻ em và cả người lớn, khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn. Bằng chứng mới nổi cũng cho thấy ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường và sự phát triển thần kinh ở trẻ em.