Bát nháo bói mạng

Bát nháo bói mạng
TP - Các trang mạng xã hội đang tràn ngập ứng dụng bói toán chủ yếu để gây cười, nhưng khiến cư dân mạng ngốn khá nhiều thời gian.

> Cư dân mạng rủ nhau... làm thơ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trên trời dưới biển

Có vô số kiểu bói vui trên các trang mạng xã hội khiến bạn trẻ ngồi suốt ngày cũng không thể xài hết: bói năng lực theo ngày sinh, số điện thoại, biển số xe, bói chỉ tay, bói Ai Cập, khi yêu bạn như thế nào, kiếp trước, kiếp sau bạn thế nào, bạn là loài cây gì, bạn là nhân vật nào trong truyện Conan, ngôi nhà tương lai của bạn thế nào, thậm chí cả dự đoán điểm thi tốt nghiệp…

Ngoài ra, còn có các ứng dụng trắc nghiệm khá hài hước kiểu như: câu Kiều nào miêu tả về bạn, xem tên bạn bằng các thứ tiếng, tìm kiếm bạn tốt,…

Nguyễn Phương Anh, SV năm 2, khoa kế toán, ĐH Công nghiệp Hà Nội, được xem là tín đồ của các thầy phán mạng. Một lần tình cờ lên mạng, Phương Anh nhận được đường link xem kiếp trước của bạn thế nào. Nhấn like, kết quả hiện ra ngay lập tức: Kiếp trước là Hoàng Bích Vy; nghề nghiệp: lính; nguyên nhân chết: đang ngủ bị quả đu đủ rơi trúng đầu.

Tò mò, Phương Anh tiếp tục tìm hiểu kiếp sau. Ứng dụng cho biết: Kết hôn năm 45 tuổi; nghề nghiệp: bác sĩ; phất lên nhờ trúng số; con cái: 4 năm, 3 đứa; Bạn hợp với tuổi Hợi. Ngay sau đó, kết quả bói tự động cập nhật lên trang cá nhân của Phương Anh, giúp cô và bạn bè có một trận cười nghiêng ngả. “Bói này chẳng có hại gì. Sự bất ngờ, thú vị, hài hước hiện ra sau mỗi nút like thực sự hấp dẫn”, Phương Anh tâm sự.

Nói không hại gì nhưng Phương Anh cho biết hằng ngày cô mất ít nhất 4 tiếng lang thang trên mạng xã hội. Sáng mới mở mắt đã bói xem ngày hôm nay thế nào, tình yêu ra sao; thậm chí trước khi đi ngủ, Phương Anh còn vào mạng bói xem: ngủ giờ này có tốt không?!...

Không chỉ để giải trí, nhiều bạn trẻ còn ứng dụng bói vui để câu view, lôi kéo sự quan tâm của bạn bè vào trang cá nhân. Trương Minh Thái, SV năm 4, ĐH Bách khoa Hà Nội, kể từ ngày làm tín đồ của thầy phán mạng, trang cá nhân của cậu xôm tụ hẳn, ngày nào cũng có hàng trăm thành viên vào comment. Minh Thái thường chọn những chủ đề nhạy cảm để thu hút cộng đồng mạng, như: chỉ số đào hoa, tình yêu…

“Dù biết những ứng dụng bói trên mạng được lập trình sẵn, có kết quả ngẫu nhiên, đúng sai thế nào không quan trọng, nhưng mình thực sự được thư giãn, sảng khoái bởi yếu tố bất ngờ, dí dỏm”, Minh Thái cho biết.

Cảnh báo

Đánh trúng tâm lý tò mò, thích khám phá về tương lai, hậu vận, tính cách, may rủi trong cuộc đời của bạn trẻ, ứng dụng bói vui luôn thu hút hàng chục ngàn thành viên. Tuy nhiên, chuyên gia mạng cảnh báo các ứng dụng bói toán thường tiềm ẩn nguy cơ.

“Tên, ảnh đại diện, giới tính, mạng, ID người dùng, danh sách bạn bè và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn đã công khai đều có thể bị lộ”, một chuyên gia an ninh mạng cảnh báo. Những thông tin này có thể được bán cho các Cty quảng cáo để gửi thư spam. Tuy nhiên, hiện hầu hết bạn trẻ sử dụng các ứng dụng này đều chưa ý thức được những mối nguy trên.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.