Xây dựng "quỹ niềm tin" của bạn

Xây dựng "quỹ niềm tin" của bạn
..Những "quỹ niềm tin" của bạn vẫn đang lớn lên hằng ngày chứ?...
Quỹ niềm tin của bạn vẫn lớn lên hằng ngày chứ?
Quỹ niềm tin của bạn vẫn lớn lên hằng ngày chứ?.

Một cặp vợ chồng trẻ có việc phải đi ra ngoài nên thuê một cô bảo mẫu theo giờ. Sau khi dặn dò những việc cần thiết, họ để cô bảo mẫu ở nhà với đứa con nhỏ và lên đường.

Tối hôm đó, hai vợ chồng trở về nhà và rất hài lòng khi thấy con mình tỏ ra đặc biệt ngoan ngoãn. Họ trả tiền cho cô bảo mẫu và tiễn cô về nhà. Khi cô bảo mẫu đi ra cửa, cô chợt nhớ ra việc gì đó và quay lại nói:
- À, suýt nữa tôi quên mất, tôi có hứa với cháu Amy là nếu cháu ngoan ngoãn cả ngày, chịu ăn ngủ đúng giờ, thì anh chị sẽ mua tặng cháu một con ngựa con vào buổi sáng mai…
Ôi…
(Tôi hoàn toàn có thể hiểu được nếu đôi vợ chồng nói trên không bao giờ thuê cô bảo mẫu này nữa).

Không biết hai bậc phụ huynh trong câu chuyện trên cuối cùng có mua ngựa con cho cô bé Amy hay không, nhưng đối với các bậc bố mẹ nói chung, thì hầu như họ luôn sớm học được rằng, nếu muốn con cái tin tưởng mình, họ sẽ phải giữ lời hứa, ít nhất là một số lời hứa mà đối với trẻ con là quan trọng. Và một bậc cha mẹ tốt cũng sẽ làm tấm gương để dạy con mình về tầm quan trọng của việc giữ lòng tin, để hy vọng con mình sau này sẽ trở thành những người đáng tin cậy.

Thực tế, khi người khác tin tưởng chúng ta, thì cũng giống như chúng ta đang có tiền trong ngân hàng. Trong một tài khoản ngân hàng thực sự, trước hết, bạn sẽ phải gửi tiền vào, nếu bạn kỳ vọng rằng sau đó bạn có thể có gì đó mà rút. Và khi bạn giữ lời, thì cũng giống như bạn gửi tiền vào "quỹ niềm tin". Bạn càng gửi nhiều vào đó, thì "tài khoản niềm tin" của bạn càng lớn, và bạn cũng có thể tự tin rằng sẽ có rất nhiều người tin cậy ở bạn, và bạn cũng sẽ được họ đáp trả bằng cách là chỗ dựa cho bạn những lúc cần - ít nhất là một số người sẽ làm như thế.

Và điều ngược lại cũng đúng. Mỗi khi bạn phá vỡ lời hứa và đánh mất lòng tin, thì nó cũng giống như là bạn rút tiền từ một tài khoản. Trừ thực tế rằng những gì bạn rút ra ở đây chính là sự tín nhiệm. Khi bạn rút quá nhiều thì tất nhiên, "tài khoản" của bạn cũng bị mất cân bằng, và chẳng còn ai tin ở bạn, đồng nghĩa với việc chẳng còn ai muốn giữ quan hệ với bạn.

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có những "quỹ niềm tin" riêng rẽ với mỗi người mà bạn quen biết. Nếu bạn thường xuyên "gửi" vào tài khoản của mình đối với mỗi người đó, thì khi chẳng may bạn khiến họ thất vọng, bạn vẫn sẽ có sự tín nhiệm trong tài khoản đủ lớn để "bù" cho "khoản nợ" đó. Người bạn hoặc đồng nghiệp của bạn, hay người yêu của bạn… sẽ nhận ra rằng tài khoản của bạn vẫn còn tốt và bạn vẫn còn đáng tin cậy. Bạn vẫn là người mà người khác có thiện cảm. Bạn vẫn xứng đáng để nhận được lòng tin của họ.

George MacDonald, nhà văn người Scotland, nói: "Việc được tin cậy là lời khen ngợi lớn hơn cả việc được yêu". Dù câu đó đúng hay không, thì tôi cũng mong mình có được một "quỹ niềm tin" tích cực, còn hơn là có một tài khoản tiền mặt đủ lớn nhưng quỹ niềm tin thì cạn sạch.

Lòng tin luôn có giá trị hơn vật chất - bởi vì nó xây dựng được những mối quan hệ bền vững. Và đó mới là nền tảng của cuộc sống con người.
Những "quỹ niềm tin" của bạn vẫn đang lớn lên hằng ngày chứ?

Theo Sinh viên Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.