Nữ “hiệp sĩ” hiến máu

Trần Thị Thanh Huyền. Ảnh: T.Hiếu
Trần Thị Thanh Huyền. Ảnh: T.Hiếu
Đánh dấu tuổi 25 bằng 25 lần hiến máu cứu người, Trần Thị Thanh Huyền ở đường Hùng Vương, TP Pleiku (Gia Lai) đồng thời gửi tới những bạn trẻ một thông điệp ý nghĩa: Cần có niềm tin, đích đến trong hành trang sống.
Trần Thị Thanh Huyền. Ảnh: T.Hiếu
Trần Thị Thanh Huyền. Ảnh: T.Hiếu .
 

Cách đây đúng 5 năm (2006), khi Huyền đang học năm nhất đại học ở TP.HCM, tình cờ đọc được mẩu thông báo về việc hiến máu của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ), không đắn đo, ngay sáng sớm hôm sau, Huyền đến đăng ký. Năm đó, Huyền vừa tròn 20 tuổi, cô nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên em hiến máu nhưng không thấy sợ gì cả, chỉ thấy người nhẹ bẫng, vui lâng lâng với ý nghĩ mình vừa làm được một việc tốt”.

Hiền nói rằng dù giúp ích cho ai đó một việc gì nhỏ cũng cũng khiến cô vui và có động lực hơn trong cuộc sống. Hiến máu để cứu sống con người lại càng ý nghĩa và nên làm.

“Sau hai ba lần hiến máu, em thấy da đỏ môi hồng, người khỏe ra nhiều, nhất là nhiều bạn lại khen em xinh ra. Hồi đó, do tạng người nhỏ con nên một hai lần đầu em đi hiến máu, các anh chị Hội CTĐ thường để ý và chăm sóc rất kỹ. “Mấy anh chị ở phường chỉ cần thấy em là đọc ngay số chứng minh nhân dân và nhóm máu” - Huyền nói.

Trở về Gia Lai năm 2009, việc đầu tiên Huyền làm, lạ thay, không phải là lo xin việc. Cô gọi điện cho tổng đài 1080 hỏi địa chỉ Hội CTĐ tỉnh rồi tìm đến để đăng ký hiến máu tình nguyện thường xuyên. Huyền gặp ngay anh Đoàn Xuân Dũng - cán bộ Hội, khi đó đang phụ trách hoạt động hiến máu tình nguyện của tỉnh Gia Lai.

Anh Dũng kể: “Tôi hơi bất ngờ khi thấy một cô gái trẻ chủ động liên lạc để hiến máu. Trước nay đã có nhiều thanh niên tham gia hoạt động này nhưng thường do tuyên truyền, thuyết phục hoặc chi đoàn phân công đi. Đến nay, số lần hiến máu của Huyền đã lên đến 25 lần”.

Huyền chia sẻ: “Điều em quan tâm nhất là những giọt máu cho đi cứu sống con người như thế nào chứ không phải hiến được bao nhiêu lần để lấy thành tích, để được vinh danh. Em hay nghĩ đến những trường hợp không may mắn trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật cần máu để điều trị nhưng không may không qua khỏi; trong đó, biết đâu lại không có người thân yêu của mình...

Em nghĩ đến việc thành lập ngân hàng máu sống từ lâu rồi, nhưng công việc bận rộn quá, em chưa có thời gian để thực hiện ý tưởng này. Trước mắt, em đã thuyết phục được một nhóm đồng nghiệp trẻ cùng công ty nơi em công tác tham gia, trong trường hợp cần máu khẩn cấp có thể liên lạc để em huy động họ cho máu trực tiếp”.

Theo T.Hiếu - H.Ngọc
Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG