Ảnh: Hải Yến. |
Hà Lan có phương thức nào tận dụng tài năng trẻ?
Người trẻ có tố chất lãnh đạo sẽ được tạo điều kiện tham gia các chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ toàn cầu, tập sự tại các tổ chức, tập đoàn lớn để phát triển. Ở Hà Lan, các Cty thường tìm nguồn nhân lực triển vọng thông qua những chương trình thực tập.
70% sinh viên ở Hà Lan chọn đến các nước, các Cty đa quốc gia để thực tập và học việc. Phần lớn trong số đó chủ động tham gia các dự án xã hội, tình nguyện hay dự án môi trường để rèn luyện khả năng tổ chức và lãnh đạo.
Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đang là câu chuyện chung của bạn trẻ thế giới. Ở Hà Lan, các hoạt động này được triển khai thế nào?
Việc bảo vệ môi trường ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người, bạn trẻ tự có ý thức hành động cụ thể, không ai phải nhắc ai. Không có ngày lễ phát động rầm rộ, nhưng mọi người tuân theo những quy tắc cụ thể như giới hạn lượng khí thải nhà máy, hạn chế xả khói... Sử dụng năng lượng mặt trời, gió được khuyến khích. Người trẻ ở Hà Lan tiên phong trong nhiều hoạt động vì môi trường nhưng họ thường hành động độc lập.
Hầu hết người trẻ Hà Lan đi xe đạp. Văn hoá đi xe đạp, thân thiện với môi trường có từ rất lâu. Sang Việt Nam, tôi rất ngạc nhiên là tại sao nhiều xe máy đến vậy, có cả những học sinh phổ thông đi xe máy. Trong khi đó, ở Hà Lan, xe máy ít được khuyến khích đi.
Bạn có sợ giao thông ở Việt Nam không?
Người đi xe đạp dễ bị toi bởi người lái xe máy. Tôi thấy đèn giao thông có nhiều mà dường như ít người để ý đến tín hiệu đèn. Mọi người đều sợ cảnh sát giao thông, nên ngoài việc nâng cao ý thức của người tham gia, tuân thủ đúng luật lệ, theo tôi cần gia tăng sự giám sát của cảnh sát giao thông và phạt nặng lỗi vi phạm.
Ở Hà Lan, làn đường được phân cụ thể, nếu bạn đi sai làn, bạn chỉ rước nguy hiểm vào mình, tai nạn dễ xảy ra. Mọi người tuân thủ pháp luật nghiêm, tiền phạt cao nên ai cũng sợ.
Bạn nghĩ thế nào bạo lực trong giới trẻ?
Có điều lạ là ở Việt Nam, ra đường mọi người dễ nảy sinh xung đột, xô xát khi có va chạm giao thông. Tôi có được nghe kể, đọc báo thấy tình trạng bạo lực học đường cũng khá phức tạp. Tại sao không dùng văn hoá đối thoại thay bạo lực?
Ở Hà Lan, khi có bất đồng, hay không hài lòng với nhau từ vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn, họ thường nói thẳng rằng họ không đồng ý với cách suy nghĩ, hay ứng xử đó. Bình tĩnh, nói rõ vấn đề để cùng hiểu, đó là lựa chọn tránh bạo lực của người trẻ đất nước hoa tuylip.
Cảm ơn Wonter Bom.
Yêu sớm, cưới muộn Ở Hà Lan, 11 tuổi đã nghĩ đến yêu đương, tìm bạn trai, bạn gái thực sự. Phụ huynh Hà Lan vui khi con cái phát triển tình cảm sớm. Tuy yêu sớm nhưng họ cưới muộn và đám cưới lại là một áp lực đối với bạn trẻ Hà Lan. Họ thường kết hôn ở tuổi 28-30 và phải tự lo cho đám cưới. |
Nguyên An thực hiện