> Thí sinh Imiss lẩy Kiều ứng thí Nhân trắc học
> IMiss Minh Hạnh: Tôi không đi nhanh…
> “Mẹ đốp” mang Iphone 7 đi thi Imiss
Thùy Dương với nụ cười rạng rỡ. |
Chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi tài sắc nào, nhưng Thùy Dương luôn thu hút được sự chú ý tại cuộc thi Imiss Thăng Long 2011 bằng vẻ tự tin và nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên môi. Trong bộ áo dài thanh lịch, mái tóc dài buông xõa, cô nữ sinh trường Luật Đỗ Thùy Dương tiếp tục để lại dấu ấn của mình ở vòng thi Nhân trắc học.
Câu hỏi cho trước của cô ở phần thi này là trình bày suy nghĩ bản thân về một nhận định của Mục sư Martin Luther King: Làm bất kể việc gì thì Kẻ rởm đời thường hỏi “Có được tiếng tăm gì không?”. Nhưng kẻ có lương tâm hỏi “Có lẽ phải không?”.
Nữ luật sư tương lai khéo léo trả lời người có lương tâm luôn hướng mình về lẽ phải. Họ sẽvượt qua những cám dỗ nhỏ nhặt, can đảm hành động dù ở vị trí không an toàn, không tư lợi bản thân... bởi họ biết giá trị của việc mình làm.
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Cùng với những câu hỏi liên quan tới cuộc sống, xã hội, nhiều câu hỏi liên quan tới ngành Luật được ban giám khảo đặt ra cho Thùy Dương. Vẫn với phong cách tự tin, chất giọng nhỏ nhẹ nhưng không kém phần sôi nổi, nữ luật sư tương lai trình bày mạch lạc, rõ ràng và ngắn gọn.
Học từ những kẻ hở của luật pháp trước khi học những quy định đúng. Cách học này như thế nào? Đó là một trong nhiều câu hỏi của ban giám khảo dành cho Thùy Dương. Ước mơ trở thành một luật sư tốt, bảo vệ lẽ phải, cô gái quê lúa Thái Bình này khẳng định học để lấy kiến thức, nắm vững các quy định; đồng thời tìm ra những kẻ hở đang còn trong luật pháp để góp phần xây dựng. Như một thầy giáo dạy Dương từng nói vui học ngành luật xong thì có hai chữ "L": lách và làm , cô sẽ học để làm. Phương pháp học kẽ hở của luật pháp trước, hay học những điều luật pháp quy định đều có những ưu điểm riêng.
Trả lời câu hỏi của ban giám khảo. |
Thùy Dương cũng cho hay sẽ cố gắng hết sức mình trong công việc, kể cả khi được phân công bào chữa cho một tội phạm khi biết rõ tội lỗi của người đó. Theo cô gái có nụ cười rạng rỡ này thì luật pháp luôn hướng tới xử đúng người đúng tội và luôn có những chính sách khoan hồng. Khi tìm ra những tình tiết giảm nhẹ tội cho người phạm tội cũng là góp phần thực thi tính nghiêm minh, nhân văn của luật pháp.
Luật pháp được dùng để răn đe, hướng những người phạm tội nhận ra sai lầm của mình và tạo điều kiện để sửa sai, quay lại với cuộc sống. Và với cô gái 20 tuổi này, xã hội không có “tội nhân”, mà chỉ có “tội phạm”.
Sự tự tin, ham học hỏi, sự dí dỏm và không ngừng cố gắng chính là những ấn tượng đẹp mà nữ sinh trường Đại học Luật Thùy Dương đang ghi dấu tại cuộc thi Imiss Thăng Long 2011. Như câu danh ngôn cô tâm đắc “Chỉ cần có niềm tin và sự nỗ lực, mọi ước mơ, dù sớm hay muộn, đều sẽ trở thành hiện thực”. (Cervantes).
Chăm chú nghe câu hỏi từ phái ban giám khảo .
Thùy Dương trong phần thi tài năng.
Hồ sơ trích “chéo” Đỗ Thùy Dương Nơi sinh: 3 -3-1991 Nơi sinh : Hà Nội Quê quán: Thái Bình Lớp: 3416 Trường: Đại học Luật Hà Nội Chiều cao: 1m67 Cân nặng: 53kg Số đo 3 vòng: 87 - 68 - 94 Năng khiếu, sở trường nổi bật: vẽ, thiết kế thời trang Ước mơ: trở thành một luật sư tốt, bảo vệ lẽ phải. Đồng thời, nỗ lực thực hiện ước mơ hồi nhỏ là trở thành một nhà tạo mẫu. Môn thể thao yêu thích: cầu lông, khiêu vũ. Thể loại nhạc yêu thích nhất: thích rất nhiều thể loại nhạc. Đặc biệt là các sáng tác của nhạc sĩ Thanh Tùng, Trịnh Công Sơn và Greenway. Thể loại phim yêu thích nhất: phim hài và tình cảm lãng mạn như Love Actually, My sassy girl 2008, 50 First Dates... Điều bạn thích làm khi rảnh rỗi: mình thường lướt web đọc báo về lĩnh vực môi trường, luật và thời trang Điều không thích nhất ở bản thân mình là gì? Hay quên và hay suy diễn. Nếu là thành viên BGK bạn sẽ đặt câu hỏi gì cho phần thi ứng xử? “Theo em, mỗi sinh viên làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước của mình?” |