|
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng hoàn thành vào năm 1867 dưới thời nhà Nguyễ, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, TP. Huế). |
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được
xây dựng hoàn thành vào năm 1867 dưới thời nhà Nguyễ, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân,
TP. Huế).
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được
xây dựng hoàn thành vào năm 1867 dưới thời nhà Nguyễ, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân,
TP. Huế).
Khu lăng mộ nằm giữa một rừng thông bát ngát, với phong cảnh sơn thủy hữu tình, cách trung tâm TP. Huế 8 km. Lăng vua Tự Đức được xem là một trong 4 lăng tẩm đẹp nhất chốn Cố đô, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Khiêm Lăng được đánh giá là đỉnh cao của kiến trúc lăng mộ hoàng gia và cũng là đỉnh cao của kiến trúc lăng mộ Việt Nam thời quân chủ.
Lăng Tự Đức bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Tổng thể kiến trúc lăng nằm trong một vòng la thành có chiều rộng khoảng 12ha.
Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.
Nhiều công trình kiến trúc bên trong khu lăng mộ đều dùng chữ Khiêm để đặt tên.
Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách. Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm. Đây vốn là nơi làm việc của nhà vua nhưng nay dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu.
Du khách dạo bước trên một cây cầu đá nhuốm màu thời gian bên trong lăng vua Tự Đức.
Nhà bia và tấm bia ký bằng đá thanh tại Khiêm Lăng.
Trang trí đặc trưng tại Khiêm Lăng.
Một góc khu lăng mộ vua Tự Đức được bao quanh bằng rừng thông xanh tốt ngút ngàn.
Là một tuyệt tác kiến trúc giữa đồi núi sơn thủy hữu tình, tuy nhiên, do được xây dựng từ hàng trăm năm trước, nên khu lăng mộ không thể tránh khỏi sự tác động của thời gian, nhiều hạng mục của di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh TT-Huế đã quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng từ ngân sách để trùng tu, tôn tạo di tích này.
Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức sẽ thực hiện ở các hạng mục kiến trúc gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm đường, Ôn Khiêm đường, cụm la thành - cổng Vụ Khiêm - bình phong trước Vụ Khiêm và tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật của lăng.
Công tác trùng tu, tôn tạo di tích lăng Tự Đức dự kiến kéo dài đến tháng 10/2027. Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thông báo đến các đơn vị lữ hành, cộng đồng du khách nắm thông tin về tình hình tu bổ di tích này để lựa chọn hành trình tham quan phù hợp khi đến lăng Tự Đức. Sau khi hoàn thành tu bổ, người dân, du khách kỳ vọng di tích lăng Tự Đức sẽ khôi phục vẻ đẹp, sự độc đáo vốn có về kiến trúc, tái hiện không gian xưa và là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Theo các tư liệu lịch sử, vua Tự Đức (tên thật Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sinh năm 1829) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn. Ông trị vì đất nước được 36 năm (từ 1847 đến 1883), là vị vua ở ngôi lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông mất năm 1883, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị của ông hiện được thờ trong Thế miếu thuộc Hoàng thành Huế.
Thế Nghĩa - Ngọc Văn