Thủ phạm là khí chiếu sáng
Tin từ Amsterdam (Hà Lan), trong khối lượng đồ sộ các thư tịch của Vincent Van Gogh, người đã từng sống bên bờ vực không đáy của sự nghèo đói cùng cực và lặn sâu vào trầm cảm vào các thập niên năm 1870 và 1880, nhà danh họa đã viết ngày này sang tháng khác bằng thứ ánh sáng khí đốt và nó giúp ông đủ thấy rõ việc cần làm vào buổi đêm. Ánh sáng từ các ngọn nến khá mờ mà ánh đèn điện lại không có sẵn vào thời đó. Nhưng khí chiếu sáng – được sản xuất từ than đá cũng như chứa lẫn nhiều tạp chất – có giá rẻ bèo. Chúng ta có thể nhận thấy sự thật đó từ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của đại danh họa Van Gogh gồm bức “Café de nuit” chính là được vẽ dưới ánh sáng của khí chiếu sáng.
Vào thời hoàng kim của sáng tác Van Gogh – thường trùng hợp với những hố sâu trầm cảm của ông – thi sĩ nghĩ rằng nó là một thành tựu vĩ đại nếu dẫn khí vào thẳng ngôi nhà thuê của ông ở Arles (Nam nước Pháp) vào năm 1888. Hành động đó có thể là sai lầm của Van Gogh khi mà một giả thuyết mới nói về những tình trạng tâm lý của ông.
Chân dung đại danh họa Vincent Van Gogh.
Kỹ sư hóa học người Hà Lan, Rene Van Slooten, đã đưa ra giả thuyết của mình vào năm 2015 này sau khi ông xem một bộ phim tài liệu truyền hình nói về nhà danh họa Vincent Van Gogh. Đoạn phim kể về việc một nam diễn viên người Hà Lan nói về một bức tranh ở nhà Van Gogh tại Arles và ghi chú rằng con đường nơi đó bị hỏng khi nhà hội họa lắp đặt đường ống dẫn khí chiếu sáng. Ông Rene Van Slooten nhớ lại: “Đó là một tiếng chuông gióng cảnh báo với tôi”. Bộ phim tài liệu đã làm bật dậy trong Van Slooten về một kịch bản mới mà từ đó có thể giải thích căn bệnh bí ẩn của Van Gogh, và có lẽ quyết định của nhà hội họa đã tước đi mạng sống ngắn ngủi của ông vừa chớm 37 tuổi.
Trong suốt sự nghiệp làm kỹ sư hóa học của mình, ông Van Slooten thường làm việc với khí đốt cũng như phòng ngừa sự ngộ độc khí trong ngành công nghiệp, và khá rành rẽ một sự nhận biết những hiểm nguy đại loại như: “Với khí chiếu sáng ở giai đoạn đầu, chất độc và kim loại sẽ tỏa ra như khí carbon monoxide, chì và thạch tín cũng như các kim loại mà ngày nay chúng ta biết chúng là căn nguyên gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, gồm ngất xỉu, nóng tính, chán nản, trầm cảm, rối loạn tâm thần và có khuynh hướng tự vẫn”.
Bệnh bùng phát ra sao?
Van Gogh bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của bệnh thần kinh nguy cấp ở Arles vào năm 1888, cùng thời điểm nhà hội họa mang khí vào các phòng làm việc của mình, mặc dù có thể việc uống rượu thảo mộc absinthe và cognac chắc chắn đã làm đẩy nhanh tình trạng bệnh tật của ông. Trong lá thư mà Van Gogh viết cho người em trai và cũng là nhà bảo trợ cho các tác phẩm của mình – Theo Van Gogh, nhà hội họa nói: “Nếu các cơn bão quá ầm ào, anh sẽ uống thêm 1 ly để lấy bình tĩnh”.
Một cuộc nghiên cứu đăng trên Thời báo Tâm thần học Mỹ vào năm 2002, nói rằng Vincent ngày càng trở nên bối rối: “Hoạt động sáng tạo đầy sốt sắng đã đi kèm với những giai đoạn phát bệnh đã là mấu chốt của tình trạng kiệt sức. Những thay đổi cảm xúc từ chứng buồn bực thất thường xen kẽ với sự hưng phấn hoặc nỗi thống khổ ngày càng trở nên thường xuyên hơn”.
Trái ngược với sự thiếu khôn ngoan trong quá trình sáng tác của Van Gogh, vẫn không hề có chữ điên trong các nét cọ hay màu sắc của nhà danh họa, ông vẫn tác động tình cảm trong các vật thể chủ đạo – đó là kỹ năng chính xác một cách tài tình – và dẫn đến sự công nhận rộng rãi của người yêu tranh về sự vĩ đại trong sáng tác của Vincent Van Gogh.
Còn các bức thư mà Vincent viết từ Arles gửi cho người em trai Theo Van Gogh lại chứa đựng sự tỉnh táo nhưng vẫn khỏa lấp ám ảnh sợ hãi như cách mà họa sĩ nói về những thứ gì đó đang diễn ra trong đầu ông: “Anh không thể mô tả chính xác về thứ đang xảy ra với anh; giờ đây và sau đó là những cơn kinh hoàng lo lắng, xuất hiện mà không có nguyên cớ, hoặc cái gì đó về sự trống rỗng và mệt mỏi trong đầu”, hay “có những thời điểm, anh bị tấn công bởi nỗi u sầu và hối hận thê thiết”.
Vào tháng 12/1888, sau một trận cãi nhau với Gauguin và có lúc Van Gogh nghe những giọng nói mơ hồ từ đâu đó, ông đã xẻo một phần tai mình và tặng nó cho một trong những gái điếm yêu thích, đề nghị người này giữ “của quý” cho ông.
Sau một khoảng thời gian “làm bạn” với bệnh viện, cuối cùng Vincent Van Gogh thú nhận ông sống trong một dưỡng trí viện tâm thần tại Saint Rémy (Nam nước Pháp), cái nơi mà ông Rene Van Slooten lưu ý rằng, Van Gogh đã tiếp xúc với khói độc carbon monoxide từ khí chiếu sáng và dầu paraffin.
Năm 1890, Van Gogh rời đến thị xã Auvers-sur-Oise, gần kề thủ đô Paris, tại đây ông dành vài tuần đầu tiên để vẽ nên những bức tranh điên cuồng và rực rỡ của mùa hè, rồi cuối cùng tự giam mình và chết trong ảm đạm tại căn phòng gần như tối thui nằm bên trên quảng trường của thị xã.
Giả thuyết khí chiếu sáng của ông Rene Van Slooten đã được loan báo trên hầu khắp các mặt báo ở châu Âu, ông lập luận rằng tác động tích lũy của ngộ độc khí có thể tương tự như nó đã từng ảnh hưởng cách đó hàng thập kỷ với thi sĩ kiêm nhà văn chuyên viết truyện kinh dị người Mỹ, Edgar Allen Poe và bà xã Virginia. Nghiên cứu đã được hoàn tất trên tóc của E.A Poe (tạ thế năm 1849) và bà vợ của ông Virginia (qua đời vì bệnh lao vào năm 1847), cho thấy rằng ít nhất bà Virginia đã bị ngộ độc nặng.
Tranh cãi nảy lửa
Một báo cáo kết luận về cuộc xét nghiệm này đã viết rằng: “Mức độ uranium trong tóc của bà Virginia trong thời gian bà sống trong môi trường khí chiếu sáng ở New York City là rất cao, nó tương tự như những gì được tìm thấy tại các thợ mỏ uranium và xấp xỉ 15 lần so với mức tiêu chuẩn an toàn ngày hôm nay”.
Ông Rene Van Slooten đã cho công bố những giả thuyết của mình về E.A Poe và Vincent Van Gogh vào mùa hè 2014 trên báo Baltimore Post-Examiner (Baltimore là quê nhà của E.A Poe). Nhưng giả thuyết của Slooten về nhà danh họa Van Gogh vẫn không nhận được sự tán thành của số đông. Nhà thần kinh học đã nghỉ hưu kiêm chuyên gia về Vincent Van Gogh, ông Piet Voskuil, cho rằng giả thuyết của Van Slooten không đáng tin cậy.
Rene Van Slooten, kỹ sư hóa học, tác giả của những giả thuyết mới về cái chết bí ẩn của danh họa Vincent Van Gogh.
Ông Voskuil phát biểu: “Kết luận của ông Van Slooten đã được rút tỉa từ nhiều giả định. Là một chuyên gia y khoa, tôi cần biết làm thế nào và khi nào tôi có thể tiếp cận được các chẩn đoán. Những gì mà ông Slooten đang làm là lắp ráp các dữ kiện và tranh cãi nghiêng về một phía (kết luận), Van Gogh được sử dụng như một bù nhìn. Đó là sự phi khoa học, không phải là tư tưởng lâm sàng. Bạn cần biết nhiều hơn về đề tài này trước khi có thể rút ra một kết luận. Còn các bệnh nhân khác thì sao? Paul Gauguin là một trong số họ - “phải chăng ông ấy mắc chung các triệu chứng?”.
Về phía lập luận của ông Voskuil, ông Van Slooten vẫn điềm tĩnh khẳng định: “Tôi nghĩ rằng anh ấy (Voskuil) không phô bày hết các dữ liệu y học trong giả thuyết này. Anh ta là nhà thần kinh học – người đã nghiên cứu về Vincent Van Gogh trong suốt nhiều năm và anh ấy không hề đơn độc. Thời báo Tâm thần học Mỹ đã công bố toàn bộ một bài viết cách đây vài năm về căn bệnh của Van Gogh, và đính kèm hơn 30 chẩn đoán. Đó là thứ mà Voskuil nhắm tới. Còn bản thân tôi, một kẻ ngoài cuộc, đến từ một câu chuyện hoàn toàn mới. Chắc là Voskuil không thích nó nhiều”.
Voskuil cũng đáp trả: “Không có bằng chứng nào về một sự đột biến ở những bệnh nhân tâm thần tại Arles có liên quan đến khí chiếu sáng trong suốt thời gian đó. Có nhiều cách khác nhau để giải thích các triệu chứng bệnh của Van Gogh”. Tuy nhiên vẫn có những thứ chân thật và đáng lưu ý, nó có thể là một tình tiết tăng nặng. Ở thời điểm này, ngộ độc carbon monoxide là một “tên sát nhân thầm lặng”. Chỉ riêng tại Hà Lan, có từ 10 đến 20 người qua đời mỗi năm và khoảng 80 trường hợp khác phải nhập viện vì ngộ độc khí ngay cả khi nó là khí đốt tự nhiên, sạch hơn khí than đá, và sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình Hà Lan để nấu nướng, nước nóng và lò nung.
Ông Van Slooten dẫn giải: “Việc tiếp xúc thýờng xuyên, hít một lýợng nhỏ khí trong một thời gian dài, ví nhý lò hơi của bạn không được điều chỉnh đúng cách có thể hình thành các dạng tác động tâm lý học như trầm cảm và buồn bực, ác mộng và lo âu. Các bác sĩ sẽ không cho rằng những triệu chứng này là bị ngộ độc mà họ cho rằng chúng hình thành bởi các nguyên nhân khác”.
Ông Voskuil vẫn tỏ ý hoài nghi: “Vincent Van Gogh đã có những triệu chứng đặc thù trong cuộc đời ông ấy. Ai cũng có quan điểm riêng về chuyện này. Nhưng nghiên cứu nên được tiến hành với một giá trị khoa học nhất định. Nguyên nhân do đâu? Những gì đã kích hoạt cho tình huống xấu? Có phải do uống nhiều rượu absinthe? Giả thuyết về tiếp xúc khí chiếu sáng đã được đề xuất từ trước đó, nhưng nó không khả thi”.
Ông Van Slooten lập luận: “Họa sĩ có đời sống nhạy cảm hơn người bình thường. Trước đó, Van Gogh đã trầm cảm, nhưng tôi nghĩ một sự trùng hợp rằng chứng trầm cảm đã có trước khi tiếp xúc với khí chiếu sáng. Vào thời gian họa sĩ sống ở Paris, cùng với người em trai, ông ấy đã sống dưới khí chiếu sáng hoặc trong lúc ở Antwerp, Van Gogh đã sống và làm việc ban đêm tại học viện nghệ thuật và cũng tiếp xúc với khí chiếu sáng”.
Dù có những ý kiến hoài nghi, bàn ra tán vào, nhưng có một sự thật rằng Vincent Van Gogh đã có các vấn đề tâm lý. Suốt đời mình, nhà danh họa chẳng bán được bức tranh nào và ông cảm thấy mình là “của nợ” với em trai. Mặc dù vậy, bất kể nguồn gốc chứng gàn rỡ của Van Gogh ra sao, thì “cơn bão bên trong” là một câu hỏi bí ẩn mà nhà danh họa đã phải chịu đựng.