Để rõ hơn về “tay nghề” của “thần y” Võ Hoàng Yên, phóng viên đã tìm đến nhà một số trường hợp tại Quảng Ngãi từng được ông Võ Hoàng Yên điều trị hồi tháng 7 năm ngoái.
Nhờ sự chỉ đường tận tình của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Công Mẫn (56 tuổi, trú thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Con gái bà Mẫn là Đặng Thị Minh Phước (36 tuổi) bị sốt ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7, nói năng không rõ ràng, khuyết tật vận động, không cử động linh hoạt như người bình thường.
Nhờ sự chỉ đường tận tình của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Công Mẫn (56 tuổi, trú thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Con gái bà Mẫn là Đặng Thị Minh Phước (36 tuổi) bị sốt ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7, nói năng không rõ ràng, khuyết tật vận động, không cử động linh hoạt như người bình thường.
Tuy nhiên, sau khi về nhà, bệnh tình của con gái bà lại vẫn như cũ không hề có chút thuyên giảm. Thất vọng, chị Phước khóc rất nhiều, lọ thuốc của ông Yên tặng, chị cũng không màng tới.
“Sau khi được ông Yên thăm khám, gia đình đã thực hiện đúng theo các hướng dẫn của ông nhưng bệnh tình của con vẫn như cũ. Niềm tin của chúng tôi dành cho ông Yên từ đó cũng sụp đổ”, chị Hằng ứa nước mắt nói.
Thuốc của “thần y” có màu đen, dẻo, mùi hôi
Bà Võ Thị Nhi (57 tuổi, trú xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) giãi bày, bà bị bướu cổ nhưng không có tiền bạc để chạy chữa. Tháng 7/2020, nhận được giấy mời xuống thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn để được chữa bệnh miễn phí, bà liền khăn gói đi ngay. Hôm đó, vì quá đông người khám bệnh nên phải đến 12 giờ trưa, bà mới tới lượt khám.
Theo bà Nhi, ông Yên chữa bệnh cho bà bằng cách đập nhẹ hai bên lỗ tai, nắm cần cổ xoay qua xoay lại, rờ tay vuốt dưới chỗ bướu cổ. Xong, ông cho thuốc rồi bảo về ăn chay niệm Phật, xoa thuốc mỗi ngày 3 lần là bớt bệnh.
Bà Nhi đưa ra lọ thuốc, nói: “Đây là lọ thuốc mà ông Yên cho, xoa vào chỗ bướu hằng ngày”. Cầm lọ thuốc, chúng tôi không thấy nhãn hiệu, cũng như ghi chú về công dụng. Mở nắp lọ ra, thấy thuốc màu đen, dẻo, có mùi hôi.
“Chắc lúc đó, cháu tôi bị đau nên phát âm ú ớ theo ông Yên nhưng cũng không rõ ràng. Chữa bệnh xong về nhà cháu vẫn không có tiến triển gì. Riêng ở thôn tôi, 3 gia đình khác có con cháu được ông Võ Hoàng Yên khám bệnh cũng không cải thiện chút nào”, ông Phan Văn Thọ, chú ruột chị Hiệp, tỏ ra ngán ngẩm.
Huyện không tốn gì!
Trao đổi với Tiền Phong, ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, huyện mời ông Võ Hoàng Yên về khám chữa bệnh trên cơ sở được Sở Y tế Quảng Ngãi đồng ý. Về kinh phí, địa phương chỉ hỗ trợ chỗ nghỉ và cơm bữa (tất cả là cơm chay, không có bia rượu) cho đoàn từ thiện của ông Yên.
“Ngoài ra, khi khám chữa bệnh cho người dân, ông Yên và cộng sự không thu tiền của bệnh nhân. Nhân việc ông Yên về huyện Bình Sơn khám chữa bệnh, một số tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cho huyện khoảng 110 triệu đồng để xây dựng 2 nhà đại đoàn kết cho người dân trên địa bàn”, ông Khiêm nói.
Mới đây, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo công an huyện Bình Sơn thành lập tổ công tác xác minh hiệu quả chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên. Đồng thời UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu dừng việc mời và cấp phép tiếp tục cho ông Yên về khám chữa bệnh tại Quảng Ngãi.