> Lãi suất cao bóp nghẹt sản xuất
> Giá điện đang giúp cho người giàu
Để thực hiện mục tiêu này ông ưu tiên vấn đề gì?
Nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT là nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Không chỉ huy động những chuyên gia kinh tế trong bộ mà chúng tôi sẽ thu hút, mời các chuyên gia kinh tế, tài chính ở các viện, trường đại học cùng tham gia xây dựng chính sách. Thậm chí, đề nghị các chuyên gia phản biện những chính sách dự kiến báo cáo Chính phủ.
Lực lượng ở Bộ KH&ĐT chưa đủ, nên cần huy động thêm trí tuệ bên ngoài, họ có nhiều góc nhìn khác nhau về kinh tế, kinh nghiệm thực tiễn trên các lĩnh vực. Khi đó vấn đề sẽ sát thực và có tầm nhìn rộng hơn.
Vậy theo ông nguyên nhân cơ bản khiến lạm phát tăng cao tại Việt Nam do đâu?
Lạm phát có nguyên nhân bên ngoài tác động vào, giá dầu, vàng thế giới tăng. Nhưng nguyên nhân quan trọng là những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam nhiều năm nay và ngày càng bộc lộ rõ. Mất cân đối tổng cung và tổng cầu là kết quả, còn những hạn chế trong các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao…làm cho sản phẩm của chúng ta không đủ sức cạnh tranh.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ, tài khóa, hạn chế trong đầu tư công, nhập siêu lớn…cộng hưởng với tâm lý đã làm cho lạm phát tăng cao.
Đầu tư công kém hiệu quả có phải nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát?
Trong Nghị quyết 11 của Chính phủ có giải pháp về tín dụng, tài khóa và tiết kiệm chi tiêu công, trong đó có chi tiêu thường xuyên và vốn đầu tư phát triển. Bộ KH&ĐT đã rà soát cắt giảm 80.000 tỷ đồng, không đưa vào đầu tư. Còn lại cơ bản là sắp xếp, không khởi công mới một số dự án để tập trung nguồn lực cho những công trình dở dang, sớm đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả.
Qua đợt rà soát cắt giảm các dự án, bộ đã nhận thấy những bất cập lớn nhất trong đầu tư công hiện nay là gì?
Vừa qua, chúng ta đã phân cấp mạnh cho các địa phương, ngành trong đầu tư công. Thuận lợi là các địa phương, bộ, ngành đã chủ động, linh hoạt trong quyết định đầu tư; giảm bớt trình tự, thủ tục, thời gian trong đầu tư. Nhưng phân cấp cũng khiến việc kiểm soát của trung ương để bố trí vốn tập trung, hiệu quả, bị hạn chế.
Hiện nay, quyết định chủ trương, tổng mức đầu tư, điều chỉnh vốn, quy mô dự án khi giá cả biến động là quyền của địa phương. Sau đó, trung ương phải bố trí vốn theo. Lẽ ra trong điều kiện vốn hạn hẹp, thì chủ trương, quyết định đầu tư phải nằm trên trung ương.
Địa phương có quyền lựa chọn nhưng trung ương sẽ quyết định công trình nào được làm và làm mức độ nào, thì vốn đầu tư sẽ tập trung. Nếu người không biết tổng mức đầu tư toàn quốc là bao nhiêu mà lại quyết định chủ trương đầu tư thì đương nhiên sẽ xảy ra dàn trải.
Vậy phải khắc phục ra sao, thưa ông?
Thời gian tới việc phân cấp phải được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Bộ KH&ĐT sẽ thông báo kế hoạch 3- 5 năm tới địa phương được đầu tư mức này, địa phương huy động các nguồn lực khác bao nhiêu, rồi Chính phủ sẽ quyết định được làm cái này, không được làm cái kia.
Cảm ơn ông.
Ngọc Tiến ghi