Phổ biến, khó xử lý

TP - Muốn chạy biên chế, chạy chức thì phải “đi đêm” với quan chức nên không thể công khai, không thể có bằng chứng tố cáo sau này. Người ta hoạt động ngầm với nhau.

>Nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư, Nguyễn Đình Hương: Không ai chịu trách nhiệm!

> ‘Sờ gáy’ công chức có vấn đề

> Cái giá của công chức

> Tuyển công chức dễ tiêu cực phần thi vấn đáp

Bản thân người chạy việc, khi bị vỡ lở cũng không mạnh dạn đứng ra tố cáo vì lo ngại mình sẽ còn phải xin việc ở chỗ này chỗ khác sợ bị trù dập dây chuyền.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng thanh kiểm tra nhà nước hoạt động chưa cương quyết, có thể bao che, hay cùng nhóm lợi ích hoặc thiếu năng lực nên chưa đủ sức để phát hiện và xử lý các trường hợp này.

Rõ ràng nạn chạy chức quyền hiện nay làm đội ngũ cán bộ giảm sút chất lượng. Những người học hành không đến nơi đến chốn nhưng có tiền, có mối quan hệ chạy chọt được tuyển dụng. Những người tài, thiếu tiền, thiếu quan hệ không được vào biên chế. Nạn chạy chức kéo theo tình trạng chảy máu chất xám ra khối các cơ quan ngoài nhà nước.

Lo ngại hơn, cán bộ mất tiền để được ghế này ghế nọ nên khi họ đương chức chắc chắn sẽ tìm cách vơ vét để thu lợi, bù vào những khoản đã đầu tư chạy chọt. Những người có năng lực, nói thẳng thật thì bị trù dập.

Vấn đề ở cơ chế quản lý, đề bạt, sử dụng cán bộ, nên ta phải thay đổi cơ chế hiện tại. Không có cơ chế công khai, minh bạch, cạnh tranh thi tuyển cán bộ công chức thì vấn nạn này khó giảm, khó ngăn chặn được.

Thay cho tuyển dụng, đề bạt truyền thống, ta tổ chức thi tuyển mỗi ví trí vài ba ứng viên để tranh tài công khai, cạnh tranh minh bạch với nhau. Nhưng cần chú ý tình trạng “quân xanh, quân đỏ”.

Nói là thi, 2-3 ứng viên nhưng 1 người là lãnh đạo còn lại những người khác là nhân viên thì rõ ràng không thi cũng biết người trúng sẽ là anh lãnh đạo kia. Các vị trí ứng viên cần tương đồng với nhau để có sự đánh giá toàn diện, khách quan.

Nguyễn Huy
ghi

Theo Báo giấy