Những điểm nhấn áo dài và di sản ở Văn Miếu

TPO - Lễ hội “Áo dài- Di sản Văn hóa Việt Nam” tối 28/6 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám khép lại nhưng dư ba của nó vẫn đọng lại. Dưới đây là chùm ảnh của Việt Anh cho thấy những điểm nhấn đặc sắc.
Đội hình mẫu nam sáng giá trong đêm "Áo dài- Di sản Văn hóa Việt Nam" ở Văn Miếu tối 28/6

Các cô gái của Học viện Phụ Nữ diện đồng phục áo dài đỏ nón đỏ mở màn đêm diễn. Họ cùng với các người mẫu chuyên nghiệp và một số nghệ sĩ nổi tiếng cùng dẫn dắt câu chuyện về di sản và áo dài trong buổi tối đặc biệt.

Hồng Quế luôn nổi bật, luôn là vedette của chương trình. (Cô và các người mẫu giới đang giới thiệu BST của Minh Hạnh chủ đề Đờn ca Tài tư Nam Bộ).

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên xuất  hiện theo cách đặc biệt. (BST của Trung Beret)

Phụ kiện nón quai thao xuất hiện trong BST Dân ca Quan họ Bắc Ninh của NTK Trịnh Bích Thủy

Cây đàn nhị Thùy Anh trợ giúp NTK người Tây Ban Nha Chula cùng các người mẫu trình diện BST chủ đề Phố cổ Hội An.

Mẫu Tây và NSƯT Thanh Loan trình diễn BST Bài Chòi của NTK Cao Minh Tiến (áo dài đen phía sau)

 Khăn mỏ quạ đáng yêu trong BST Hát Xoan của NTK Công Huân

Mẫu Tây giới thiệu thiết kế của Huệ Thi (BST Đờn ca Tài tử Nam Bộ)

Họa tiết của Cao Duy  trong BST Thánh địa Mỹ Sơn

Một số mẫu trong BST Đờn ca Tài tử Nam Bộ của NTK Minh Hạnh.

NTK Chula ngày càng quen thuộc với khán giả thời trang. Con gái anh (đi bên cạnh) nay thành người mẫu trình diễn thiết kế của cha. Họ đã có nhiều năm gắn bó với Thủ đô. Ba con của Chula đều nói tốt tiếng Việt.

Những họa tiết sống động bắt mắt khiến Văn Miếu khác hẳn ngày thường

Một bữa tiệc đẹp và cảm động. Nói như NTK Minh Hạnh, Tổng đạo diễn chương trình: “Chúng tôi đang viết tiếp trang sử về Con đường Tơ lụa Việt Nam thông qua chiếc áo dài. Những đóng góp của các NTK cho Chiến dịch Áo dài ngày hôm nay chính là để định danh định vị cho áo dài bằng cơ sở khoa học chứ không  cảm tính vô tư như trước”.