Hai tàu Mistral mà Nga đặt hàng được chế tạo tại Saint-Nazaire, miền tây nước Pháp.
Pháp đã bắt đầu phát triển các tàu chiến Mistral vào năm 1997. Chiến hạm lớp Mistral đầu tiên được Tập đoàn công nghiệp chuyên về năng lượng và quốc phòng hải quân DCNS của Pháp thiết kế. Vài nhà thầu nước ngoài cũng tham gia vào chương trình này.
Tập đoàn Wartsila của Phần Lan đã chế tạo các máy phát điện cho con tàu, trong khi chi nhánh của hãng Rolls Royce tại Thụy Sĩ cung cấp chân vịt Azipod và các cột thép. Hãng Stocznia Remontowa de Gdansk của Ba Lan phát triển khoang chứa trực thăng và khu vực giữa của thân tàu.
Hãng Thales, một tập đoàn công nghiệp quốc tế, phát triển mạng lưới dữ liệu chiến đấu và các hệ thống phát hiện tàu đối phương. Hãng chế tạo các hệ thống tên lửa MBDA phát triển các tên lửa đất đối không.
Tàu chiến Mistral có thể chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng, 450 binh sĩ
Vào tháng 10/2004, tàu tấn công đổ bộ đầu tiên của hải quân Pháp, Mistral, đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Brest ở miền tây nước Pháp.
Tàu Mistral dài 210 m, rộng 30 m. Thân tàu không có vỏ bọc thép. Mistral có thể đạt vận tốc tối đa 33 km/h và tầm hoạt động tối đa 37.000 km. Con tàu chở thủy đoàn 160 người và có thể chở thêm hơn 450 binh sĩ. Tàu có khả năng chở 16 trực thăng, trong đó có tới 6 chiếc được triển khai trên boong tàu.
Khoang chứa máy bay của tàu, rộng 1.800 m2, nằm ở dưới khu vực boong và trong phần đuôi tàu. 2 thang máy được sử dụng để nâng các trực thăng lên boong và đưa chúng trở lại khoang chứa máy bay.
Các đơn vị thủy quân lục chiến và phương tiện bọc thép có thể dễ dàng đổ bộ bằng cầu tàu hoặc di chuyển vào bờ trên xuồng đổ bộ. Mỗi tàu Mistral có một vũng tàu bên trong rộng 2.650 m2 để chứa 2 tàu đệm khí 95 tấn hoặc 4 tàu đổ bộ nhỏ hơn.
Mỗi tàu Mistral có một trung tâm kiểm soát và chỉ huy rộng 850 m2 để điều phối các chiến dịch quân sự khác nhau ở bất kỳ quy mô nào. Các trung tâm chỉ huy được trang bị đầy đủ trang thiết bị này có thể chứa tới 200 chuyên gia. Tàu cũng có một bệnh viện cho 69 bệnh nhân và các giường phụ cho cho những bệnh nhân khác, cũng như 2 máy phẫu thuật và một phòng chụp X-quang.
Mỗi tàu Mistral có một vũng tàu bên trong rộng 2.650 m2 để chứa 2 tàu đệm khí 95 tấn hoặc 4 tàu đổ bộ nhỏ hơn.
Một hệ thống quản lý đơn nhất được phát triển riêng cho các tàu chiến lớp Mistral. Các hệ thống tự động cao khiến nó có thể giảm số lượng các thủy thủ cần thiết cho hoạt động của tàu và giúp kiểm soát hiệu quả các đơn vị bay. Mạng lưới dữ liệu linh hoạt và đa năng mà tàu Mistral sử dụng có thể được tích hợp dễ dàng vào các mạng lưới tương tự và các lực lượng quân đội nước ngoài sử dụng.
Các tàu chiến Mistral được lắp ráp theo từng phần và phù hợp với các quy định đóng tàu dân sự. Điều này giúp giảm chi phí xây dựng và khiến chúng có thể được hạ thủy trong thời gian ngắn hơn. Giai đoạn lắp ráp tối đa không vượt quá 34 tháng, giải quyết được các vấn đề về trượt giá và trì hoãn.
Vào tháng 6/2009, St. Petersburg đã tổ chức Triển lãm hải quân quốc tế lần thứ 4, khi các chuyên gia Pháp công bố thiết kế của tàu Mistral mà các chuyên gia Nga phản ứng rất tích cực.
Vào tháng 6/2011, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD với tập đoàn DCNS của Pháp để mua 2 tàu Mistral và các dịch vụ liên quan, trong đó có vấn đề hậu cần, huấn luyện nhân viên và chuyển giao công nghệ. Theo hợp đồng, Nga sẽ nhận 2 tàu vào năm 2014 và 2015.
Các tàu Mistral dự kiến sẽ được sử dụng để vận chuyển các đơn vị lính thủy đánh bộ Nga, đảm bảo sự hiện diện lâu dài của quân đội tại các khu vực xa xôi, vốn thiếu các căn cứ quân sự, và cung cấp hỗ trợ trên không.
Các tàu Mistral cũng hỗ trợ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và phi đội bay nhiều tuổi của tàu này.
Tàu Mistral cũng có thể vận hành các trực thăng do Nga chế tạo, trong đó có Kamov Ka-52K, một phiên bản cho tàu sân bay của trực thăng tấn công nổi tiếng Ka-52 Alligator/Hokum-B.
Nga đã đề nghị một số điều chỉnh đối với thiết kế của tàu. Ví dụ, thân tàu được gia cố với hợp kim đặc biệt thích hợp cho việc di chuyển ở Bắc Cực. Chiều cao của tàu của được gia tăng để chứa được các trực thăng tấn công Ka-28 Helix và Ka-52. Thiết kế của tàu đã được sửa đổi để bao gồm các hệ thống vũ khí bổ sung, trong đó có các hệ thống phòng không, pháo khai hỏa nhanh, súng tự động cỡ nòng lớn để đáp trả các tàu và máy bay của đối phương.
Hai tàu Mistral mà Nga đặt hàng được chế tạo tại Saint-Nazaire, miền tây nước Pháp. Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga (USC) cũng tham gia vào chương trình này. Các công ty của Nga chiếm 40% toàn bộ công tác lắp ráp.
Các cơ sở đóng tàu tại Baltic ở St. Petersburg, thuộc USC, đã được sử dụng để chế tạo các phần thân nổi của cả 2 tàu.
Thân tàu Mistral đầu tiên, Vladivostok, đã được ra mắt ngày 15/10/2013 và các thiết bị bổ sung đã được lắp đặt trên tàu sau đó dưới sự giám sát của tập đoàn DCNS. Các cuộc thử nghiệm và chạy thử cũng được tiến hành.
Vào cuối tháng 6, 400 thủy thủ Nga đã tới Saint-Nazaire và bắt đầu làm quen với hệ thống kiểm soát của tàu Vladivostok. Vào ngày 13/9, Vladivostok đã được đưa ra biển chạy thử lần đầu tiên, cùng 200 thủ thủ Nga và 200 thủ thủ Pháp.
Tàu Vladivostok đã thực hiện thành công tất cả các mục tiêu của sứ mệnh và trở về cảng 10 ngày sau đó.
Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga hi vọng tàu Mistral đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong hải quân Nga vào năm nay. Sau đó, tàu sẽ được bàn giao cho Xưởng đóng tàu phía Bắc tại St. Petersburg để sửa đổi. Các hệ thông vũ khí của Nga cũng sẽ được lắp đặt vào giữa năm 2015.
Tàu Mistra thứ 2, Sevastopol, đang được đóng tại Saint-Nazaire. Theo hợp đồng, tàu Sevastopol sẽ tới St. Petersburg vào tháng 11/2015.
Trước sức ép của Mỹ, Pháp đã nhiều lần đe dọa hoãn bàn giao cả 2 tàu. Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây đã thông báo hoãn bàn giao chiếc Vladivostok cho Nga cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Các nhà phân tích tin rằng Nga sẽ không đối mặt với bất kỳ vấn đề lớn nào nếu hợp đồng Mistral bị hủy, và có thể chế tạo độc lập một con tàu tương tự, trong khi Pháp có thể phải trả một khoản tiền phạt lớn nếu hủy hợp đồng.