Hát Xoan cổ tại Hùng Vương tổ miếu

TPO - Hùng Vương Tổ Miếu là ngôi miếu cổ của làng An Thái, ngày nay thuộc xã Phượng Lâu ở phía Đông Nam thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Miếu được người dân nơi đây trùng tu và được làm lễ vào sáng mùng 7 tháng Giêng.

Để chuẩn bị vào hội, từ đầu tháng Chạp, dân làng đã cử đại diện họp bàn các công việc như phong quang đường làng lối xóm, chọn trưởng tế và các quan viên, tập múa lân, cắt cử người làm lễ vật dâng thần, chuẩn bị các chân cờ, chân kiệu... Phường Xoan cũng luyện tập đêm ngày cho ngày hội.

Trưởng tế và các quan viên bắt đầu vào rửa tay làm lễ.

Chủ tế vào làm lễ động thổ mời vua về hưởng tế và nghe hát Xoan. Sau đó, dân làng rước kiệu đón vua về. Đoàn rước có trống cờ, đi đầu có sư tử dẹp đường, theo sau là cờ, trống, chiêng, phường bát âm, kiệu, đội tế, các quan viên và dân làng.

Rót rượu cúng tế.

 Quan viên cầm nến và hương dâng trước tổ miếu.

Ông trùm phường Xoan cùng chủ tế đứng trước hương án khấn lễ.

Sau đó, họ hát bài Nhập tịch mời thần linh về hưởng lễ và nghe hát thờ.

Hùng Vương Tổ Miếu là nơi thờ bài vị các Vua Hùng, đây cũng là chốn linh thiêng bậc nhất nước Nam.

Những nghi lễ được quan viên đọc trước tổ miếu.

Các cụ già trong làng đến dự rất đông.

“Hùng Vương Tổ Miếu là ngôi miếu cổ nhất Việt Nam. Đó là nơi thờ bài vị của các Vua Hùng, còn đền thờ Vua Hùng bây giờ là nơi thờ vong. Ngôi miếu còn giữ được những cổ vật chứng minh điều đó”.

Hùng Vương Tổ Miếu là ngôi miếu cổ của làng An Thái, ngày nay thuộc xã Phượng Lâu ở phía Đông Nam thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hai bên là các quan văn, võ đứng trước tổ miếu làm lễ.

Trước hết là phần lễ nghi tôn giáo với 4 giọng lề lối mở đầu mang nội dung ca ngợi thần thánh và nói cảm xúc của dân làng trước thần linh, gồm: giáo trống, giáo pháo, thơ nhang và đóng đám (mang ý nghĩa nổi trống, đốt pháo, dâng hương và vào đám). Trên chiếu, một kép nhỏ tay cầm trống con vừa hát vừa múa, xung quanh có 4 đào xoan đứng ở 4 góc chiếu vỗ trống hát theo giọng Giáo trống, Giáo pháo. Đến Thơ nhang và Đóng đám, kép ngồi khoanh chân bên ngoài chiếu hát, trên chiếu, 4 đào tay cầm quạt múa.

Các em thiếu nhi của làng được truyền lại những điệu hát xoan cổ. Hiện nay, hội xoan nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành chức năng để khôi phục, bảo tồn và phát triển loại hình văn hoá dân gian độc đáo này của vùng đất Tổ.

Trên chiếu, một kép nhỏ tay cầm trống con vừa hát vừa múa, xung quanh có 4 đào xoan đứng ở 4 góc chiếu vỗ trống hát theo giọng Giáo trống, Giáo pháo.

Cài huê - Mó cá là tiết mục hát cuối cùng của nghi thức hát xoan dâng vua trong hội làng An Thái. Đây là hình thức hát múa lễ nghi với ý nghĩa dâng hoa, dâng cá lên thành hoàng cầu phúc lộc. “Thơm thanh một cánh huê hồng. Lòng anh thuận lấy cô ngồi đầu huê”

Sau Cài huê chuyển sang Mó cá, các cô đào đan tay vây lấy trai An Thái. Kết thúc điệu hát, múa Mó cá tựa như một trò chơi. Nam làm điệu bộ xông ra, hai tay dang đưa ra làm lưới tìm bắt đào là cá.

Những hình ảnh trong Xoan dân dã, đời thường nhưng thể hiện những ước vọng to lớn và mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của cư dân nơi đây.

Truyền thuyết ở vùng Xoan An Thái kể rằng: Vợ vua Hùng mang thai, đến kỳ sinh nở đau bụng mãi không sinh nở. Một người hầu gái tâu vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi hát hay, nếu đón về có thể đỡ đau mà sinh nở dễ dàng.

Vua nghe lời, cho mời Quế Hoa đến, giọng hát hay như chim hót và đôi tay múa dẻo như bún của nàng đã làm cho hoàng hậu quên đau mà sinh hạ hoàng tử.

Nhà vua mừng rỡ hết lời ngợi khen và truyền cho các hầu gái học điệu múa hát ấy. Đó chính là điệu hát Xoan bây giờ. Các cụ già lý giải, bởi vì được hát vào mùa xuân nên còn được gọi là hát Xoan (từ “xuân” gọi chệch thành).

Post by Báo Tiền Phong.