Du khách thích thú xem nghệ nhân Hội An 'hô biến' gốc tre, khúc cây thành tác phẩm đặc sắc

TPO - Du khách không khỏi trầm trồ khi chứng kiến nghệ nhân ở làng nghề trăm năm tuổi trổ tài biến những gốc tre, khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Sáng 2/2, rất đông du khách và người dân đổ về làng nghề mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) tham gia các hoạt động lễ hội giỗ tổ nghề mộc truyền thống.

Đây là nét đẹp lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức thường niên của người dân nơi đây.

Sáng sớm, rất đông du khách cùng người dân đổ về làng nghề trăm năm tuổi này để tham gia các hoạt động lễ hội.

Những gốc cây, khúc gỗ vô tri qua bàn tay nghệ thuật biến thành tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Tác phẩm được tạo từ gốc tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ.

Một tác phẩm từ gỗ được trưng bày tại ngày hội.

Sau lễ tế Tiền hiền, diễn ra các hoạt động ngày hội sôi nổi như trình diễn nghề mộc, dệt chiếu, đan thúng, điêu khắc gốc tre...

Nhiều du khách đến với lễ hội không khỏi trầm trồ khi chứng kiến bàn tay điêu luyện của nghệ nhân khắc tạo những tác phẩm độc đáo.

Du khách ghi lại những khoảnh khắc trải nghiệm tại làng nghề.

Hoạt động trình diễn tác phẩm thu hút sự quan tâm của du khách

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực địa phương,

... và tham gia trò chơi dân gian.

Bà Đỗ Thị Bích Thủy, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Kim cho hay, thể lệ thường niên cứ đến ngày 12 tháng giêng, nhân dân xã Cẩm Kim lại tập trung, tề tựu tổ chức lễ giỗ tổ nghề truyền thống Kim Bồng (lễ lệ xuân) nhằm tưởng nhớ tri ân các bậc tiền bối đã có công lao khai thiên lập địa dựng làng, lập nghề, để lại một làng nghề có bề dày lịch sử.

Các thế hệ làng mộc Kim Bồng cùng nhau gìn giữ nghề.

Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu) là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. Tổ tiên nghề mộc Kim Bồng vốn từ khắp nơi của đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đặc biệt là vùng Thanh Nghệ Tĩnh hội tụ làm ăn sinh sống từ thế kỷ 15. Bắt đầu nghề nghiệp từ những ngôi nhà tranh tre cổ truyền đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường “Tam gian nhị hạ” rồi đến các tiện nghi đồ dùng trong gia đình, phương tiện giao thông như ghe thuyền.

Những đặc trưng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên góp phần làm cho Kim Bồng – Cẩm Kim trở thành mảnh đất hình thành và phát triển làng nghề.

Nghề mộc truyền thống Kim Bồng được công nhận là Di sản văn hóa từ năm 2016.