> Đề nghị giao Cục Quản lý giá chủ trì thẩm định viện phí mới
> Dịch vụ hốt bạc ở bệnh viện
Việc này dẫn tới các địa phương, bệnh viện lúng túng, bị động, người dân phàn nàn, thiếu tin tưởng vào chính sách.
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) thừa nhận chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống y tế cơ sở tại một số tỉnh chưa đáp ứng đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT nên việc chuyển đổi đăng ký ban đầu về y tế tuyến cơ sở chậm, một số địa phương phê duyệt giá viện phí chưa đúng quy định.
Thậm chí rất ít bệnh viện có chương trình kiểm soát, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Tình trạng lạm dụng BHYT vẫn xảy ra ở một số nơi, nhất là cơ sở đầu tư, trang bị máy móc từ nguồn xã
hội hóa.
Bộ Y tế cũng cho rằng, quy định cùng chi trả (theo các mức 5% hoặc 20% tùy theo nhóm đối tượng) và phần chi phí mà người bệnh phải thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn nếu vượt mức 40 tháng lương tối thiểu đã tác động đáng kể đến người bệnh, nhất là những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người mắc bệnh mãn tính (chạy thận nhân tạo chu kỳ, ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép, bệnh nội tiết).
Các ý kiến của sở y tế, bệnh viện gửi về Bộ Y tế đều đề nghị nên bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, thân nhân người có công…
Phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh đã được áp dụng thí điểm tại 2 bệnh viện lớn của Hà Nội là Bệnh viện Thanh Nhàn và Ba Vì với 4 nhóm bệnh là viêm ruột thừa, viêm phổi người lớn, viêm phổi trẻ em, đẻ thường.
Theo bà Hương, phương thức này có những ưu điểm là giao quỹ trên cơ sở định mức đầu thẻ của người tham gia BHYT trong một năm. Như thế sẽ tạo cho các giám đốc bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh được giao quyền thực hiện phương thức thanh toán theo định xuất trong việc sử dụng nguồn quỹ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Ông Lê Bạch Hồng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu thực trạng: Hiện nay, việc sử dụng quỹ BHYT không công bằng, tiền của người nghèo dùng để chi trả cho người giàu. Bằng chứng là số người tham gia BHYT tự nguyện còn ít. Đa số trong đó là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo mới tham gia để hưởng chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Thực tế đó dẫn tới việc số tiền chi ra tăng gấp 4 lần số tiền thu vào, bởi có những người chỉ trong năm 2010 đã được BHYT chi trả mức 100-400 triệu đồng, có bệnh nhân được chi tới gần 1 tỷ đồng từ quỹ BHYT.
Lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết, đã nhận được nhiều lời phàn nàn từ phía bệnh nhân về việc bệnh viện ép phải làm các xét nghiệm không cần thiết, có những xét nghiệm lên tới vài triệu đồng. Đây là nguyên nhân khiến quỹ BHYT bội chi trong nhiều năm qua.
Ông Hồng cho rằng, cần có sự công bằng trong việc sử dụng quỹ BHYT để những người tham gia thực sự được hưởng lợi. Để dần dần thực hiện điều đó, ông Hồng cho biết với số tiền kết dư của năm 2010 là 2.818 tỷ đồng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ sử dụng quỹ BHYT đầu tư cho bệnh viện để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và cùng quản lý với bệnh viện. Không thể lợi dụng chủ trương của Nhà nước để làm méo mó chính sách đúng đắn.