Nếu đứng ở góc độ của một quỹ đầu tư thì điều này là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thì tôi cho rằng, đây là quyết định đúng đắn.
Nhìn chung, khi Nhà nước thoái vốn tại các DN này sẽ tạo cơ hội sở hữu và tham gia vào hoạt động quản trị lớn hơn cho các nhà đầu tư tổ chức khác, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Được củng cố thì tất nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Ông nghĩ sao về trường hợp thoái vốn ở Vinamilk khi doanh nghiệp này được ví như “con gà đẻ trứng vàng”?
Đối với riêng trường hợp của Vinamilk thì tôi cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để “gặt hái” thành quả. Khác với giai đoạn gần như là mang tính chi phối trước đây, hiện tại bối cảnh cạnh tranh của lĩnh vực này đã khác với sự tham gia của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước và tính cạnh tranh đa dạng hơn.
Nói cách khác, miếng bánh thị phần đang dần bị chia cho nhiều đối tượng hơn. Để giúp Vinamilk có thể giữ được thị phần trong nước và nhìn xa hơn là mở rộng thị trường xuất khẩu, sẽ cần sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với lợi thế về kinh nghiệm và chiến lược phát triển và nếu xét trên góc độ này thì cũng là điều tốt, mang lại sự phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp này.
Cảm ơn ông!