Đồng thời, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc, xử lý chủ đầu tư cố tình trì hoãn. Theo chỉ đạo của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nếu chủ đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ, thành phố không giao dự án khác cho chủ đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư, các chủ đầu tư đều thiết kế trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, trong thực tế, số dự án được đưa vào vận hành rất ít. Cụ thể, dự án KĐT Ciputra do Tập đoàn Đầu tư Phát triển Bất động sản Ciputra (Indonesia) liên doanh với Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, KĐT mới Mỹ Đình, Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) do Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư, KĐT Văn Khê do Cty Cổ phần Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư...
Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 39 trạm xử lý để xử lý nước thải cho KĐT trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Nhưng hiện mới có 6 trạm, công suất thiết kế 264.300m3/ngày đêm đang vận hành; 5 trạm chuẩn bị đầu tư, xây dựng với công suất 396.300m3/ngày đêm.
Ngày 30/4, hai trạm xử lý nước thải KĐT Đặng Xá (Gia Lâm) sẽ chính thức vận hành. KĐT mới Việt Hưng (Long Biên) đang xây dựng trạm xử lý nước thải và cam kết hoàn thành cuối năm 2015.