> Đại biểu bức xúc vì luật vừa thông qua đã sửa
> Sẽ báo cáo các giải pháp hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông
Vấn đề nhiều ĐB quan tâm là dự thảo Luật quy định 4 biện pháp xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp này: thứ nhất giao cho TAND quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thứ hai đề nghị giao cơ quan hành chính quyết định.
Theo UBPL, nhiều ý kiến tán thành với phương án thứ nhất và cho rằng, các biện pháp XLVPHC là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước (trong đó có 3 biện pháp buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi cộng đồng trong thời gian nhất định).
Việc áp dụng các biện pháp này cần được Toà án quyết định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, khách quan, thận trọng, chính xác, đúng tinh thần cải cách tư pháp.
Phạt tiền đến 2 tỷ đồng
Nhằm răn đe hành vi VPHC, dự luật qui định tăng mức phạt tiền tối thiểu là 50.000 đồng và tối đa là 2.000.000.000 đồng (khoản 1 Điều 23). “Việc tăng mức phạt tiền là cần thiết, để bảo đảm tính răn đe, phù hợp với thực tiễn.
UBPL lý giải, đối với hành vi xây dựng trái phép chỉ cần phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền vừa phải nhưng áp dụng nghiêm biện pháp “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” sẽ có tác dụng tốt hơn. Tránh trường hợp phạt tiền cao nhưng lại “cho tồn tại”.
Không bắt buộc đưa người bán dâm chữa bệnh
Nét mới của dự thảo Luật là không quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, mà chỉ xử phạt hành chính (chỉ những người bán dâm mắc bệnh mới buộc phải chữa bệnh theo qui định).
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị tiếp tục áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh. Tuy nhiên, cần cải tiến, nâng cấp cơ sở chữa bệnh; có biện pháp quản lý, giáo dục hữu hiệu, tạo công ăn, việc làm ổn định giúp những người bị áp dụng biện pháp này trở thành người lương thiện.