> Lao động Việt Nam trong trại tị nạn
> Tới 'địa ngục' ở biên giới Libya - Tunisia
Trước tình trạng khó khăn của lao động Việt Nam ở Libya, Ủy ban có đề xuất gì không, thưa ông?
Chúng tôi sẽ cùng với Bộ LĐ,TB&XH giám sát việc triển khai hỗ trợ của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, với những lao động từ Libya về, họ có hợp đồng, đã phải đóng góp, chi phí học nghề, thì các công ty đưa lao động đi phải có trách nhiệm hỗ trợ để lao động có đủ tiền chi tiêu trong vòng 6 tháng, giúp họ khôi phục lại nghề.
Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cần tiếp tục hỗ trợ người lao động, làm sao để hàng nghìn người lao động này không bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp và thiếu việc làm.
Theo ông, chúng ta có nên tính tới việc sửa luật để chủ động giải quyết khi xảy ra tình trạng khẩn cấp liên quan lao động Việt Nam ở nước ngoài?
Theo nguyên tắc chung trong luật, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu trách nhiệm chính giải quyết cho người lao động khi thị trường lao động có biến động, khó khăn.
Các cơ quan nhà nước có vai trò hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho lao động về nước. Như vậy, những quy định trong luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là khá rõ ràng về trách nhiệm của các bên liên quan.
Biến động ở Libya cộng với chủ trương thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư sẽ ảnh hưởng ra sao đến tình trạng thiếu việc làm trong nước?
Đã cắt giảm dự án đầu tư, tín dụng, chi tiêu công thắt chặt thì dứt khoát sẽ tác động đến tỷ lệ thất nghiệp. Nếu hàng nghìn lao động từ Libya trở về nữa thì sẽ thêm một tác động rất khó khăn. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, lao động nội địa trong nước cũng đang thiếu tại các khu công nghiệp.
Thị trường lao động ngoài nước thì Malaysia vừa thông báo tiếp tục cần hàng nghìn lao động. Đây là cơ hội để chúng ta giải quyết việc làm cho số lao động từ Libya vừa trở về. Ngoài ra, vấn đề thất nghiệp phải được giải quyết bằng một bài toán tổng thể. Đó là đầu tư cho giáo dục dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn.
Cảm ơn ông.
Hà Nhân