Việt Nam, nước cũng có phong tục ăn tết cổ truyền tương tự và cũng là quốc gia đang phát triển, đã “hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ” và rồi cứ dịp cuối năm, đầu năm, cảnh trần ai xe đò bến bãi, tay xách nách mang vẫn cứ diễn ra hết năm này qua năm khác.
Chen nhau mua vé tàu, vé xe, “biểu tình” trước trụ sở các hãng xe “thương hiệu”, la hét, giành giật để “được” mua một tấm vé xe khách về quê ăn tết; chấp nhận bị người ta nhồi nhét như nhồi cá mắm trên những chuyến xe nhọc nhằn, thậm chí bị xếp nằm chung với đống hành lý ở khoang gầm của xe; phải nằm ngồi vạ vật trên lối đi, bên toilet tàu hỏa với đủ mùi hôi hám, bẩn thỉu…
Có thể nói, “bức tranh” giao thông dịp trước và sau tết trên những cung đường dẫn về quê và trở lại các thành phố lớn không thể xám hơn.
Năm nay rộ lên “phong trào” về quê ăn Tết bằng xe máy của một số bạn trẻ nhưng không giống như dân đi “phượt”, những người được hỏi đều nói do chi phí đi lại cao, khó khăn trong việc mua vé và bị ám ảnh bởi chất lượng dịch vụ vận tải dịp tết.
Vì thế, có những người chấp nhận đi cả ngàn cây số bằng xe máy và không phải ai cũng tránh được tai nạn giao thông. Riêng ngày mùng 5 tết, hơn 40 người chết và 80 người bị thương vì tai nạn giao thông, cao bất thường.
Tuy nhiên, cho dù tình hình giao thông được nói là ngày càng được cải thiện, phương tiện giao thông ngày càng tốt hơn, đường sá ngày càng được mở mang, có lẽ cảnh hành xác trên đường mỗi dịp tết đến xuân về vẫn còn tái diễn.
Câu chuyện xe đò, đi lại dịp tết thực chất không hẳn bắt nguồn từ vấn đề hạ tầng hay quản lý giao thông.
Bởi nếu ai cũng có sinh kế tốt trên quê hương mình thì bao nhiêu người miền Bắc, miền Trung đã không phải trần ai tha phương vào miền Nam kiếm sống. Chỉ khi người dân sống được, có sinh kế bền vững ngay tại quê hương thì mới hết cảnh tha phương, mới chấm dứt những chuyến xe nhồi nhét, mới hết cảnh trần ai đi lại mỗi khi tết đến.