Bốn chuyên gia, kỹ thuật viên Nhật Bản và 6 cán bộ kỹ thuật của Sở NN & PT Nông thôn Bình Định cùng đồng hành với các ngư dân ở chuyến đi biển này.
Các chuyên gia, kỹ thuật viên Nhật gồm ông Keigo Ebata, giảng biên Đại học Kagoshima, ông Tesuo Kiya, ông Shuji Nakao, Keiji Kamei – kỹ thuật viên. Đoàn cán bộ của Sở NN & PT Nông thôn Bình Định gồm 1 tiến sỹ, thạc sỹ và các kỹ sư đi cùng đoàn để hỗ trợ ngư dân về công nghệ và hướng dẫn sử dụng bộ thiết bị mới.
Ba tàu cá BĐ 96776 – TS của ngư dân Nguyễn Quê, BĐ 96034 – TS của ngư dân Bùi Lót (cùng trú xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) và BĐ 97224 – TS của ngư dân Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) nằm trong Đề án “Thí điểm tổ chức, khai thác thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” được trang bị bộ câu mới do Nhật Bản tài trợ.
Các chuyên gia, kỹ thuật viên Nhật Bản tham gia ra khơi hướng dẫn cho ngư dân
Ông Trần Văn Phúc, Phó GĐ Sở NN & PTNT Bình Định cho biết: Chuyến đi thử nghiệm trong thời gian 4 ngày, 3 đêm tại vùng biển cách bờ 60 hải lý. Ngoài ngư dân và cán bộ người Việt thì các chuyên gia người Nhật sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật khai thác bằng bộ câu mới trong điều kiện cụ thể của ngư dân Việt. Trước kia, ngư dân Bình Định khai thác cá ngừ bằng trang thiết bị do Bình Định tự sắm, Nhật Bản hỗ trợ về kỹ thuật. Tuy nhiên trong quá trình thực tế có một số yếu tố chưa phù hợp nên chuyến đi lần này trên cơ sở khảo sát điều kiện cụ thể của mình để cải tiến ngư cụ cho phù hợp.
Ngư dân Nguyễn Quê, chủ tàu cá BĐ 96776 – TS chia sẻ. Việc áp dụng bộ câu mới với nhiều ưu điểm hơn như bộ shocker với dòng điện có sẵn ngư dân có thể bấm nốt gây tê nhanh hơn (trước thì dòng điện không có sẵn thời gian có điện bị ngắt quãng khoảng 30 giây ngắt phải 5 giây mới hoạt động trở lại).
Ngoài ra có các thiết bị mới như máy thu câu, đèn câu mới… Trước đó có tập huấn sử dụng 5 tiếng đồng hồ cũng do chuyên gia Nhật hướng dẫn.
Chuyến khảo nghiệm trực tiếp trên biển của các chuyên gia người Nhật để hoàn chỉnh công nghệ và thiết bị
Lãnh đạo tỉnh Bình Định tiễn chân chuyên gia Nhật, cán bộ và ngư dân Bình Định trong chuyến ra khơi đặc biệt
“Chúng tôi xác định mục tiêu của chuyến đi này là chuyển giao và hoàn chỉnh công nghệ bằng thiết bị của Nhật do chuyên gia Nhật hướng dẫn trên chính điều kiện tàu cá và biển của Việt Nam. Trên có sở đó để ứng dụng 25 bộ câu cho 25 tàu tàu trong chuỗi liên kết bắt đầu khai thác" – bà Hà nói.