Cận cảnh bảo vật quốc gia góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ

TPO - Khẩu pháo cao xạ 37mm do Liên Xô sản xuất năm 1939 là một trong những hiện vật quý liên quan đến chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, năm 2012 hiện vật này đã được nhà nước công nhận là "bảo vật quốc gia".

Pháo cao xạ 37mm là một loại pháo phòng không có cỡ nòng 37 mm do Liên Xô sản xuất từ năm 1939, được dùng chủ yếu để phòng không mặc dù chúng có thể được dùng như một pháo bộ binh bắn thẳng.

Tham chiến lần đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, nó phục vụ chủ yếu ở mặt trận Xô-Đức và đã bắn hạ nhiều máy bay của phe Phát xít. 61-K được cho là ngang hàng với khẩu Bofors 40 của Thụy Điển thường được Anh - Mỹ sử dụng.

Sau này nó được dùng làm mẫu súng phát triển thành phiên bản súng phòng không S-60 AZP 57mm. Ký hiệu của Phương Tây và sau này là của Nato đối với 61-K là M1939.

Khẩu pháo cao xạ 37mm được Quân đội Nhân dân Việt Nam trang bị cho Khẩu đội 3, Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Pháo cao xạ 37mm mang số hiệu 510681 đã bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 13 máy bay khác trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được coi là báu vật quốc gia trong kháng chiến chống Pháp “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

 Đây cũng là khẩu pháo được anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình bảo vệ không để trôi xuống vực sâu. Vào tháng 10 năm 2012, pháo cao xạ 37mm mang số hiệu 510681 đã chính thức được nhà nước công nhận là "bảo vật quốc gia".

 

Các chi tiết bộ phận của khẩu phảo cao xạ 37mm gần như còn hoàn toàn nguyên vẹn.

Các chi tiết như bánh lái, thước ngắm... vẫn còn sáng bóng sau hơn nửa thế kỷ.

Một số hình ảnh về "bảo vật quốc gia" gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh:

 
 

Cùng một số hiện vật quý trong các chiến dịch khác của binh chủng Phòng không - Không quân đang được trưng bày tại Bải tàng Phòng không - Không quân ở 137 Trường Chinh (Hà Nội).