Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên trong giai đoạn 2013-2018.
Kết luận chỉ ra nhiều sai phạm tại Bộ LĐ-TB&XH như không báo cáo với Thủ tướng Chính phủ khi không xây dựng được chiến lược, kế hoạch về đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, ban hành một số văn bản hành chính thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật.
Kết luận chỉ ra nhiều sai phạm tại Bộ LĐ-TB&XH như không báo cáo với Thủ tướng Chính phủ khi không xây dựng được chiến lược, kế hoạch về đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, ban hành một số văn bản hành chính thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật.
Trong thời gian dài, Bộ LĐ-TB&XH không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp dẫn đến NLĐ (thực chất là lao động nghèo khó) còn phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của các nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận là không phải chi trả (Đài Loan, Nhật Bản), gây ảnh hưởng đến NLĐ, là nguyên nhân cơ bản khiến lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
Cục Quản lý lao động ngoài nước tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản. Trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ LĐTB&XH giải quyết vấn đề tiền môi giới đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Lao động ngoài nước không tổ chức thực hiện việc quản lý NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số, không tham mưu Bộ LĐTB&XH báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng kết hàng năm về hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện Thanh tra Bộ LĐTB&XH không xử phạt hết hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp với số tiền gần 9 tỷ đồng.
Nói về những kết luận này, một lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Ngày 4/3, đại diện Bộ và Cục Quản lý lao động ngoài nước đã nhận được kết luận thanh tra tại buổi công bố. “Sau khi nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ, Hội đồng kỷ luật của bộ sẽ họp và xem xét từng nội dung trong kết luận, đồng thời có hình thức xem xét trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị tương ứng”, vị này nói.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan đến vi phạm tại Cục Quản lý lao động ngoài nước. Trong đó, có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước giai đoạn 2012-2016 trong việc tham mưu ban hành và ban hành các văn bản không đúng quy định; không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015.
Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước từng thời kỳ từ năm 2000 đến thời điểm thanh tra trong việc không tham mưu bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề tiền môi giới đưa người làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản; không xây dựng chiến lược dài hạn, chậm kiến nghị sửa đổi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đồng thời xử lý trách nhiệm Chánh thanh tra bộ thời kỳ 2015-2018 do không xử phạt hết lỗi vi phạm hành chính của doanh nghiệp…