Điều nhận thấy rõ nhất trong chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội đó là chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp, điển hình như việc chống úng ngập, tổ chức thi công các công trình trên các tuyến đường.
Tôi ví dụ như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mặc dù cấm taxi vào giờ cao điểm nhưng vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc. Tôi cho rằng, cần phải điều chỉnh lại thời gian thi công trên tuyến này để có hướng dẫn hợp lý hơn. Người dân đang phải luồn lách qua những con đường chiều ngang chỉ hơn 5m thì khó tránh ùn tắc.
Vấn đề thứ hai là tổ chức vận tải hành khách công cộng: Với tình trạng biến đổi khí hậu, mưa gió bất thường như hiện nay thì tại sao hàng loạt các điểm chờ xe buýt vẫn không có mái che, không tạo điều kiện cho người dân khi tham gia giao thông công cộng.
Khi xảy ra mưa lớn thì phải gia tăng các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông hướng dẫn trên các tuyến. Thực tế, tôi đi thì nếu trời mưa thì lại thấy vắng các lực lượng chức năng hơn.
Khi đã ùn tắc nặng rồi mới ra xử lý thì sẽ rất khó giải tỏa. Khi dự báo có mưa lớn thì đã phải có phương án tổ chức giao thông rồi.
Một nguyên nhân nữa đó là sự kết nối giữa các ngành với tổ chức giao thông còn rất yếu. Tôi ví dụ vừa qua đồng loạt tổ chức khai giảng vào ngày 5/9. Điều này có lợi cho ngành giáo dục nhưng lại không phù hợp với thực tế giao thông.
Diện tích đất Hà Nội dành cho hạ tầng giao thông hiện mới chỉ khoảng 10%, tức là mới đáp ứng được 40% so với yêu cầu.
>>[ẢNH] Hà Nội tắc đường, người dân 'chôn chân' hàng km
>>Ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại Hà Nội: Bất cập về quy hoạch
>> [VIDEO] Hà Nội tắc đường, ngập nặng sau mưa lớn