Trai làng kéo lửa thổi cơm

TPO - Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng Giêng, dân làng Thị Cấm (Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội) lại háo hức đổ về đình làng xem hội “Chạy thi – Kéo lửa – Thổi cơm Thị Cấm” được lưu truyền từ đời vua Hùng Duệ Tông thứ 18 chống quân Thục xâm lược.

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Duệ Tông thứ 18, quân Thục kéo sang xâm lược nước ta. Phan Tây Nhạc Đại Vương là bộ tướng của Tản Viên Sơn, tức Sơn Tinh, được Vua Hùng giao thống lĩnh quân binh tiên phong đánh giặc.

Khi dẫn qua làng quê Hương Canh, tức Thị Cấm ngày nay, Hoa Dung công chúa, vợ ông, xin được đi theo phục vụ quân đội. Nhạc tướng quân bèn ra lệnh tổ chức nấu cơm thi, để tuyển chọn người giỏi việc hậu cần đi phục vụ quân đội.

Để thể hiện tài năng của mình, Hoa Dung công chúa không xuất gạo ở kho lương, mà truyền cho dân làng mang thóc ra giã lấy gạo – kéo giang tre lấy lửa, chạy ra sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm…

Chiến thắng giặc ngoại xâm, ông bà Phan Tây Nhạc dạy người dân Phương Canh cấy lúa, dệt vải và sửa sang nghi lễ phong tục.

Sau khi ông bà Phan Tây Nhạc qua đời, người dân tôn là Thành Hoàng, thờ ở đình làng.

Ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, người dân Thị Cấm lại háo hức đổ về đình làng xem hội “Chạy thi – Kéo lửa – Thổi cơm chung”. Đầu năm mới, ai cũng mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, no ấm.

Hội làng bắt đầu bằng nghi lễ thờ bái.

Các nghi lễ diễn ra nghiêm trang.

Những điệu nhảy.

Sau nghi lễ đến đốt tiền vàng.

Trò chơi đập niêu đất.

Những chiếc cối bằng đá chuẩn bị cho phần thi thổi cơm chung.

Nồi đồng, thóc, rá vo gạo.

Kiểm tra thóc, đồ dùng của phần thi.

Ống nứa được đập nhỏ để dễ cháy và bén lửa nhanh hơn.

Thóc để thổi cơm phải có hạt chắc, mẩy, không bị lép.

Phía bên dưới cối giã gạo được bện lớp rơm chắc.

Bốn đội thi kéo lửa của hai thôn 8 và thôn 9.

Thổi lửa.

Trong khi mọi người đốt lửa thì 4 thanh niên tham gia chạy đua để lấy nước. Nước được lấy cách xa đình 1 km, ai về trước là người chiến thắng.

Phần thi này đòi hỏi phải có sự chung sức của cả đội.

Cơm phải được cho vừa đủ nước để không bị khô và nát.

Sau khi nấu cơm được ủ trong tro.

Hàng nghìn người có mặt tại sân đình.

Cơm sẽ được ủ trong tro.

Tìm từng đống tro.

Niêu cơm.

Cơm sẽ được chấm theo các tiêu chí như: trắng, dẻo, thơm, không bị nát hoặc khô.

Thờ Thành Hoàng làng.

Sau khi nghi lễ kết thúc, mọi người sẽ được thường thức cơm.

Giải Nhất được trao cho đội thôn 8, giải Nhì thôn 9. Giải Ba đồng hạng của cả hai thôn.