Những lễ hội... rùng mình tại Việt Nam

Những lễ hội... rùng mình tại Việt Nam
Là phong tục truyền thống có từ lâu đời ở mỗi vùng nhưng những lễ hội như chém lợn, chạy lợn hay đâm trâu với cảnh tượng đầy máu me khiến người xem không khỏi rùng mình ghê sợ.

Lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh

Lễ hội chém lợn đầu năm tại làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) được diễn ra vào ngày mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm. Lễ hội này luôn để lại những luồng ý kiến khác nhau về tục lệ này; đặc sắc, truyền thống nhưng quá dã man, đầy hủ tục…

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

Con lợn bị chém sẽ được một người khỏe mạnh nhất và phải đúng 50 tuổi chém đứt đôi một cách nhanh chóng.Theo tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu... Vì vậy sau mỗi khi chém lợn, người dân hoặc du khách tranh nhau sờ vào tiết lợn dây đầy trên sân để cầu may. Lợn tế thánh được chia cho mọi người trong làng với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.

Lễ hội "chạy lợn" tại Hà Nội

Bắt nguồn từ thế kỷ 18, lễ hội Chạy Lợn ở Trại Diền (thôn Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) là cuộc mổ lợn “thần tốc” nhằm kịp khao đội quân lên đường cho trận Ngọc Hồi – Đống Đa do Vua Quang Trung lãnh đạo.

Những lễ hội... rùng mình tại Việt Nam ảnh 1

Lễ hội Chạy Lợn được tổ chức hàng năm vào mồng 7 Tết âm lịch. Theo thông lệ, các “ông lợn” chỉ được giao cho các gia đình nền nếp, con cháu thành đạt, phương trưởng chăm nuôi. 10 ngày trước lễ hội, "ông lợn" chỉ ăn cháo gạo nếp và được tắm rửa bằng nước lá thơm hằng ngày.

Cuộc thi chạy lợn của làng Duyên Yết được diễn ra với sự tham gia của 3 xóm. Khi tiếng trống lệnh bắt đầu, các lực sỹ khiêng “ông lợn” chạy vào sân đình. Người chặt đầu, người cạo lông, người lấy phủ tạng, chỉ chưa đầy 2 phút, chiếc thủ lợn ngậm đuôi, gầu o, vai, mông, cùng phủ tạng đã được bày lên khay chuẩn bị dâng lễ.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.

Những lễ hội... rùng mình tại Việt Nam ảnh 2

Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ.

Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.

Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.

Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.

Theo Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.