Trước đó, việc sửa đổi Hiến pháp để chuyển sang hệ thống Tổng thống đã có sự chấp thuận của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳvà Tổng thống Tayyip Erdogan ký duyệt thông qua.
Các nghị sĩ từ đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) cùng đa số đại biểu từ đảng Phong trào dân tộc quốc gia đã ủng hộ bản sửa đổi Hiến pháp, trong khi phái đối lập là đảng Nhân dân Cộng hòa trung tả và đảng Dân chủ Nhân dân ủng hộ người Kurd thì phản đối.
Bản sửa đổi 18 điều của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ coho phép Tổng thống là người đứng đầu hệ thống Nhà nước, được ưu đãi đặc quyền chỉ định Phó Tổng thống, các Bộ trưởng và quan chức cấp cao. Sẽ bãi bỏ chức vụ Thủ tướng.
Quyết định thành lập, giải thể, trao quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu của các Bộ sẽ được xác định theo sắc lệnh tương ứng của Tổng thống. Việc công bố chế độ bất thường khẩn cấp trong nước thuộc quyền hạn của Tổng thống với xác nhận của Quốc hội.
Nguyên thủ quốc gia có thể ban hành cả các nghị định luật khác, mà hạn hiệu lực không cần sự chấp thuận sơ bộ của Quốc hội, nhưng có thể bị hủy nếu tiếp theo bị các nhà lập pháp từ chối.
Erdogan và những người ủng hộ ông ta từ đảng cầm quyền AKP lý giải, cần thông qua sửa đổi Hiến pháp bởi thực tế bối cảnh những thách thức đang đặt ra trước đất nước, cụ thể là đe dọa khủng bố, đòi hỏi nâng cao tính cấp thời và hiệu quả của việc đưa ra những quyết định quan trọng.
Ngoài ra, chính quyền viện dẫn những kinh nghiệm tiêu cực của quá khứ, khi Chính phủ liên minh ở Thổ Nhĩ Kỳ thường liên tục thay nhau dẫn đến sự hỗn loạn và tê liệt quyền lực Nhà nước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng, một chế độ Tổng thống nắm nhiều quyền lực sẽ đưa đất nước thịnh vượng hơn.
Trước đó, hôm 27/3, gần 3 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nước ngoài đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu, trong đó gần một nửa sinh sống ở Đức.