Chiếc máy bay Mi-8 dự kiến tới đích vào 10h20 (giờ Moskva), song phi hành đoàn đã bị mất liên lạc. Cơ trưởng sau đó đã liên lạc được với công ty chủ quản, đồng thời thông báo rằng máy bay đã bị rơi và bị chìm khi ở cách điểm đến dự kiến khoảng 3km. Ngay sau khi không liên lạc được với máy bay gặp nạn, Nga đã điều 2 trực thăng Mi-8 và một máy bay Antonov-26 đi tìm kiếm.
Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và điều phối chung của Ukraine, Thiếu tướng Boris Kremenetskiy ngày 15/8 cho rằng lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng đã cố tình làm cho tình hình tại khu vực tiến hành "Chiến dịch chống khủng bố" thêm trầm trọng ngay trước Ngày Độc lập (16/8). Ông Kremenetskiy cho biết: "Theo thông tin của Trung tâm, tình hình dọc đường giới tuyến ở Donetsk và Lugansk vẫn căng thẳng. Hàng ngày, tình hình tiếp tục xấu đi, các chiến binh hàng ngày tăng cường sử dụng các hệ thống phóng tên lửa, pháo và súng cối cỡ nòng lớn hơn 100mm."
Đài phát thanh Ba Lan ngày 15/8 cho biết, Tổng thống nước này Andrzej Duda đã đề xuất với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko áp dụng mô hình đàm phán mới giải quyết tình hình ở Donbass trong cuộc điện đàm ngày 14/8 giữa hai nhà lãnh đạo này. Theo đài trên, nguyên thủ quốc gia Ba Lan cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng trong cuộc trò chuyện gần đây với ông Poroshenko, ông đã nêu ý tưởng cuộc đàm phán phải có sự tham gia của "các nước hùng mạnh nhất ở châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Ukraine, trong đó có Ba Lan." Ông Duda khẳng định đại diện cả 2 phía - Ukraine và Ba Lan - đã sẵn sàng cho cuộc gặp, tại đó họ cần nhất trí về chi tiết các cuộc đàm phán giữa nhà lãnh đạo các nước.
Ủy ban Điều tra Nga đã thu thập được bằng chứng cho thấy quân đội Ukraine đã dùng bom phốt pho tấn công dân thường ở miền đông nước này. "Chúng tôi đã thu thập được bằng chứng không thể chối cãi được về việc lực lượng vũ trang Kiev sử dụng vũ khí tương tự như bom phốt pho tấn công dân thường”, Vladimir – người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga – thông báo trong cuộc họp tại Moscow ngày 14/8. Kết luận nói trên được đưa ra dựa trên quá trình phân tích chất hóa học từ mẫu đất mà người dân ở các khu vực bị quân đội Ukraine tấn công cung cấp.
Đài phát thanh Ba Lan ngày 15/8 cho biết, Tổng thống nước này Andrzej Duda đã đề xuất với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko áp dụng mô hình đàm phán mới giải quyết tình hình ở Donbass trong cuộc điện đàm ngày 14/8 giữa hai nhà lãnh đạo này. Theo đài trên, nguyên thủ quốc gia Ba Lan cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng trong cuộc trò chuyện gần đây với ông Poroshenko, ông đã nêu ý tưởng cuộc đàm phán phải có sự tham gia của "các nước hùng mạnh nhất ở châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Ukraine, trong đó có Ba Lan." Ông Duda khẳng định đại diện cả 2 phía - Ukraine và Ba Lan - đã sẵn sàng cho cuộc gặp, tại đó họ cần nhất trí về chi tiết các cuộc đàm phán giữa nhà lãnh đạo các nước.
Ủy ban Điều tra Nga đã thu thập được bằng chứng cho thấy quân đội Ukraine đã dùng bom phốt pho tấn công dân thường ở miền đông nước này. "Chúng tôi đã thu thập được bằng chứng không thể chối cãi được về việc lực lượng vũ trang Kiev sử dụng vũ khí tương tự như bom phốt pho tấn công dân thường”, Vladimir – người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga – thông báo trong cuộc họp tại Moscow ngày 14/8. Kết luận nói trên được đưa ra dựa trên quá trình phân tích chất hóa học từ mẫu đất mà người dân ở các khu vực bị quân đội Ukraine tấn công cung cấp.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 15/8 xác nhận Iran đã trao cho cơ quan này những thông tin liên quan đến chương trình hạt nhân trước đây. Đây là bước tiến mới nhằm đáp ứng các điều kiện để có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran theo thỏa thuận toàn diện mang tính lịch sử mà Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt được hồi tháng trước. Bên cạnh đó, Iran đã ký một thỏa thuận riêng với IAEA, trong đó đặt ra lộ trình giải quyết các nghi vấn còn tồn tại về chương trình hạt nhân Iran, đặc biệt là giải tỏa những thắc mắc liên quan đến khía cạnh quân sự.
Hãng thông tấn LANA ngày 15/8 cho biết các phần tử thánh chiến thuộc nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chặt đầu 12 người và treo họ lên các cây thập tự trong cuộc chiến giải phóng thành phố duyên hải Sirte, miền Tây Libya. 12 người bị hành quyết là những tay súng địa phương đang đấu tranh chống IS ở Sirte. Ngoài ra, IS còn hành quyết 22 người dân Sirte khác - những người đã cầm vũ khí chống IS - khi họ điều trị thương tích trong một bệnh viện của thành phố. Sau đó, IS còn phóng hỏa đốt bệnh viện này.
Hãng thông tấn LANA ngày 15/8 cho biết các phần tử thánh chiến thuộc nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chặt đầu 12 người và treo họ lên các cây thập tự trong cuộc chiến giải phóng thành phố duyên hải Sirte, miền Tây Libya. 12 người bị hành quyết là những tay súng địa phương đang đấu tranh chống IS ở Sirte. Ngoài ra, IS còn hành quyết 22 người dân Sirte khác - những người đã cầm vũ khí chống IS - khi họ điều trị thương tích trong một bệnh viện của thành phố. Sau đó, IS còn phóng hỏa đốt bệnh viện này.
Theo số liệu đưa ra tối 15/8, số người chết vì vụ nổ kinh hoàng ở cảng Thiên Tân, Trung Quốc đã lên đến 104, tăng 29 người so với thống kê vào buổi chiều cùng ngày, Tân Hoa xã dẫn tin từ chính quyền địa phương cho hay. Mặc dù vậy, không có báo cáo thêm về tình hình tử vong trong bệnh viện, nơi đang tập trung 722 người bị thương từ vụ nổ ở cảng Thiên Tân, những người đứng đầu công tác cứu nạn thành phố cho biết. Tính tới chiều 15/8 đã có 21 lính cứu hỏa thiệt mạng. Cảnh sát đã sơ tán người dân vì phát hiện có hóa chất độc hại nơi hiện trường. Ngày 15/8, Nhật Bản đã tổ chức kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhật Hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko, Thủ tướng Shinzo Abe và nhiều quan chức cấp cao khác, cùng khoảng 5.000 thân nhân của những người thiệt mạng trong cuộc chiến đã dự lễ tưởng niệm được tổ chức tại nhà thi đấu Nippon Budokan ở thủ đô Tokyo. Thủ tướng Shinzo Abe tại buổi lễ nhấn mạnh: "Kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh, chúng ta cam kết không bao giờ lặp lại thảm kịch chiến tranh, tạo dựng tương lai của đất nước vì thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ mai sau."
Chính phủ Pakistan ngày 15/8 cho biết, Bộ trưởng phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu nước này, ông Mushahid Ullah Khan đã đệ đơn từ chức sau khi trả lời phỏng vấn Đài BBC rằng cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) Zaheerul Islam từng âm mưu lật đổ chính quyền của Thủ tướng Nawaz Sharif bằng một cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014. Bộ trưởng thông tin Pakistan Pervez Rashid cho biết ông Mushahidullah Khan đã đệ đơn từ chức, song không rõ liệu Thủ tướng Sharif có chấp nhận đơn từ chức này hay không. Hiện quân đội Pakistan đã bác bỏ cáo buộc trên của ông Mushahid Ullah Khan, trong khi chính phủ của Thủ tướng Sharif cho rằng không nhận thấy có dấu hiệu nào của một âm mưu như vậy.