Quỹ học bổng của Giáo sư Trần Văn Khê hoạt động

TPO - Trong ngày giỗ lần thứ 8 của GS-TS Trần Văn Khê, đại diện Quỹ học bổng mang tên ông cho biết Quỹ đã chính thức hoạt động để tìm kiếm và tổ chức trao học bổng lần thứ nhất đúng vào dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh của cố giáo sư vào cuối tháng 7.

GS-TS Trần Văn Khê qua đời vào ngày 24/6/2015 tại TPHCM. Trong di nguyện của mình, ông mong mỏi thành lập quỹ học bổng mang tên ông để khuyến khích những học sinh, nhà nghiên cứu và nghệ sĩ có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu tiếp tục phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên do những khó khăn khách quan nên mãi tới tháng 7/2021, Quỹ học bổng mang tên Trần Văn Khê mới chính thức ra đời.

Theo bà Nguyễn Thế Thanh, đại diện Quỹ học bổng Trần Văn Khê, hiện nay Quỹ đã nhận được nhiều đề cử là những sinh viên, nghệ nhân, nghệ sĩ đang nghiên cứu và phát triển các bộ môn âm nhạc dân tộc. Hội đồng chuyên môn đang xét duyệt hồ sơ, chọn ra gương mặt xứng đáng để trao học bổng.

Dự kiến thời gian trao học bổng được tổ chức vào ngày 23/7, đúng vào dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh GS-TS Trần Văn Khê.

GS-TS Trần Văn Khê sinh 23/7/1921 tại Mỹ Kim (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Đam mê với âm nhạc dân tộc, ông sớm theo học âm nhạc và đã thành lập dàn nhạc, tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ, truyền bá tinh thần yêu nước thông qua âm nhạc. Năm 1949, GS-TS Trần Văn Khê sang Pháp học về âm nhạc và đi sâu thu thập, tìm hiểu về âm nhạc truyền thống của Việt Nam.

GS-TS Trần Văn Khê.

Từ năm 1963, GS-TS Trần Văn Khê giảng dạy tại Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương (Paris, Pháp). Ông là thành viên Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác. Nhờ lợi thế này, GS-TS Trần Văn Khê có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam cũng như đi khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.

GS-TS Trần Văn Khê đã dành cả cuộc đời để truyền bá, phát huy vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc.

Năm 2006, ông trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Trong hành trình trở về, GS-TS Trần Văn Khê đã đem về nước 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc, nhiều tài liệu âm nhạc cũng như các công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc của ông.

GS-TS Trần Văn Khê đã trao tặng cho nhà nước toàn bộ tài sản quý giá này với mong muốn có được những người kế thừa, tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị di sản âm nhạc dân tộc mà ông đã theo đuổi cả cuộc đời.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và GS-TS Trần Văn Khê trong một lần nói chuyện về âm nhạc dân tộc.

Theo bà Nguyễn Thế Thanh, đại diện Quỹ học bổng Trần Văn Khê, hiện nay Quỹ đã nhận được nhiều đề cử là những sinh viên, nghệ nhân, nghệ sĩ đang nghiên cứu và phát triển các bộ môn âm nhạc dân tộc. Hội đồng chuyên môn đang xét duyệt hồ sơ, chọn ra những gương mặt xứng đáng để trao học bổng.

Dự kiến thời gian trao học bổng sẽ được tổ chức vào ngày 23/7 tới, đúng vào dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh GS-TS Trần Văn Khê.

GS-TS Trần Văn Khê được đánh giá là nhà nghiên cứu và truyền bá âm nhạc dân tộc hàng đầu của Việt Nam. GS đã dành cả cuộc đời cho âm nhạc dân tộc và từng nhận được Giải thưởng lớn của Hàn lâm Viện Đĩa hát Pháp (1960 và 1970). Danh hiệu Tiến sĩ danh dự về âm nhạc Đại học Ottawa tại Canada (1975), Giải thưởng lớn về Âm nhạc UNESCO và Hội đồng quốc tế Âm nhạc (1991), Huân chương Nghệ thuật và Văn chương Cấp Officier, của Bộ Văn hóa Chính phủ Pháp (1991), Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học KOIZUMI Fumio- Nhật (1995), Tiến sĩ danh dự về Dân tộc Nhạc học Đại học Moncton- Canada (1999).

GS-TS Trần Văn Khê cũng từng vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 1999, Giải thưởng Đào Tấn (2005), Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu (2011)...

Nhớ lần gặp GS Trần Văn Khê ở Paris

28/06/2015