Theo ông, làm thế nào để thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả trong thời gian tới?
Theo tôi, khi kê khai, ngoài đối tượng chính thì phải kê khai tài sản của những người thân như vợ hoặc chồng, con của người đó. Có như vậy, chúng ta mới có thể biết tài sản đó đi đâu, nằm ở chỗ nào. Có khi tài sản này không phải đứng tên của người trực tiếp tham nhũng mà thường ẩn, đứng tên bởi những người thân; thậm chí có một khoản “bôi trơn” ở một số cá nhân, tổ chức. Đây là vấn đề rất khó phát hiện, nhưng chúng ta phải có giải pháp để điều tra, thu hồi bằng được.
Có những cán bộ như ông Trần Văn Truyền sau khi về hưu mới lộ ra khối tài sản rất lớn. Và không ít con cái quan chức thường sở hữu xe sang, nhà đẹp, giàu nhanh bất minh. Vậy mà, năm 2013, trong 950.000 người kê khai, chỉ phát hiện được một người kê khai không trung thực?
Tiêu chí kê khai tài sản rất rõ ràng, nhưng chưa minh bạch. Chưa có cơ quan nào dám niêm yết bản kê khai này ở nơi công cộng, nơi cư trú. Tôi chưa thấy có một báo cáo tổng kết, đánh giá cụ thể cơ quan nào, địa phương nào làm tốt hay không tốt việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Cần phải có những chế tài thật mạnh với những người kê khai gian dối.
Những người làm trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế, không nên cho giữ chức vụ quá lâu, mà phải luân chuyển. Thứ hai, trước khi cán bộ vào những ngành đó, nhất là người có chức quyền, phải kê khai tài sản thật sự minh bạch và phải công khai ngay từ đầu.
Và khi phát hiện có hành vi tham nhũng, phải xử lý thật nghiêm minh, phải có biện pháp thu hồi ngay tài sản tham nhũng. Kể cả những người đã về hưu, nghỉ công tác, nếu phát hiện anh tham nhũng trong thời gian đương chức cũng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cảm ơn ông.