Những tấm gương hiếu học cảm động của trò Việt
> Niềm tự hào của bản làng
> Học chữ trong sương mù
Không còn đủ chân, mắt không đủ sáng, tay thay đôi bàn chân đến trường... Những bạn trẻ ấy đã vượt lên những thiệt thòi, khó khăn của cuộc sống, tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ đến trường.
Bị tai nạn khi đang học lớp 5, Nguyễn Thị Lệ Thu, quê xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang không đầu hàng số phận. Thu đã tự gạt nước mắt, thêm tình yêu với cuộc sống và nghị lực phi thường để tiếp tục học tập chỉ với một bên chân. Tháng 9 vừa qua, bạn là tân sinh viên trường ĐH Kinh tế kĩ thuật công nghiệp với chuyên ngành Kế toán. Ảnh: Vietnamnet
Trong kỳ tuyển sinh ĐH vừa qua, Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành, Nghệ An) là một trường hợp đặc biệt. Nhà nghèo, để theo đuổi đam mê học hành, Thuận đã chạy xe đạp một quãng đường 300km để lên thủ đô ứng thi đại học. 30.000 đồng cho 300km đường, lúc mệt thì Thuận dắt xe, đói thì dằn bụng cái bánh mỳ và chai nước. Ngủ thì... xin ngủ nhờ, không thì ngay cạnh cột đèn cao áp cũng là tốt rồi. Những ngày cuối tháng 8/ 2012, Thuận nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, một cái kết có hậu cho chàng trai sinh ra ở mảnh đất đầy nắng đầy gió. Ảnh: Tuổi trẻ
Bị tật bẩm sinh, ngoại hình khiêm tốn, Hoàng Minh Tuấn đã 19 tuổi nhưng thân hình chỉ hơn học sinh lớp 6 một chút xíu. Chàng trai "Tể tướng lưng gù" này là trường hợp đặc biệt của hội đồng thi ĐH Công đoàn năm 2012. Tuấn tâm sự, sẽ thi ĐH đến khi nào đỗ thì thôi. Trong ảnh: Tuấn bên trái và người cha Chú Hoàng Văn Trung. Ảnh: Quách Quân
Nguyễn Văn Linh học sinh lớp 12A1 Trường PTTH Lê Viết Thuật (TP Vinh) khiến cho nhiều người phải cảm động rơi nước mắt vì tinh thần và trí lực của bạn. Thi đỗ ĐH Bách Khoa với 20,5 điểm, mặc dù bạn được tuyển thẳng. Cả tuổi thơ gian khó, bại não không thể vận động, Linh vẫn nắm lấy tay bố mẹ, vượt qua mọi thử thách mà đối với những người bình thường là quá đơn giản, để đến trường hàng ngày. Cơ thể đặc biệt, nhưng trái tim thì nhiệt huyết, giấy báo trúng tuyển ĐH Bách khoa, giấy báo tuyển thẳng của trường ở Khoa Điện và Trường ĐH Vinh Khoa CNTT là món quà vô giá dành cho chàng trai ấy. Ảnh: Báo Nghệ An
Đỗ ĐH nhưng không thể đi học vì không có tiền trả học phí, Trần Thị Tuyên (xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang cần sự giúp đỡ của tất cả chúng ta. Bốn tuổi mẹ bạn mất vì tai nạn giao thông, bố bỏ đi biệt xứ. Bạn sống cùng bà nội và bà cô không chồng. Mới đây, khi cả hai người mất đi, cũng là lúc bạn đậu cả hai trường nhưng không thể đi học. Tuyên đậu 2 trường: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản và Đại học Hà Tĩnh chuyên ngành Kế toán. Ảnh: Vietnamnet
Biệt danh là chàng trai "ngửi chữ", Phạm Phú Thịnh, quê tỉnh Quảng Nam phát triển bình thường, duy có đôi mắt là dị dang, chỉ he hé như người mơ ngủ. Tròng đen của mắt bằng hạt đậu, phân biệt màu sắc hay vật dụng phải đặt cách chừng gang tay, để viết chữ, Thịnh phải áp sát trang vở, rà qua rà lại.
Hoàn cảnh gia đình của Thịnh cũng khó khăn, tuy chịu nhiều vất vả, nhưng bạn vẫn không ngừng cố gắng. Mức độ tiếp thu bài vở của Thịnh rất nhanh. Chín năm liền, Thịnh đều đạt thành tích HS giỏi. Thậm chí, bạn được HS giỏi của huyện và tỉnh, như: Giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa. Ảnh: VTC
Lương Văn Mậu (sinh 1998), học sinh lớp 8A Trường THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An gây xót xa cho tất cả những ai nhìn thấy bởi một hình dáng nhỏ thó, di chuyển bằng cả tay và chân trên đường gồ ghề lởm chởm đầy sỏi đá. Chiếc cặp sách trên lưng làm Mậu phải oằn người trên mỗi bước đi. Ngay từ nhỏ, Mậu đã bị chân tay co quắp, dính sát phần bụng. Bù lại, "Mậu chăm chỉ học và hăng hái phát biểu bài lắm", thầy Thầy Trần Quốc Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Lượng Minh chia sẻ. Ảnh: Vietnamnet
Theo Dương Ly
Ione
Theo Đăng lại