Nhiều khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún nghiêm trọng

Chiều 5/2, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì Hội nghị giải trình “Giải pháp kỹ thuật phòng, chống sụt lún, sạt lở tại các tỉnh phía Nam”.
Đề tài:”Ứng dụng giải pháp bê tông cốt phi kim nhằm tăng cường tính bền vững cho các công trình kè chắn sóng ven biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu” được UBND tỉnh Cà Mau cho triển khai ứng dụng tại biển Đá Bạc.

Theo Bộ TN&MT, kết quả đánh giá sơ bộ của Dự án “Nghiên cứu sụt lún đất ở bán đào Cà Mau” cho thấy, trong vòng 20 năm qua, sụt lún đất ở Cà Mau đã lên đến 30-70 cm ở nhiều nơi. Nghiên cứu điểm tại 3 lỗ khoan trong năm 2017-2018 tại Cà Mau cho thấy, tốc độ lún trung bình là 3 cm/năm.

 Cùng đó, theo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá địa động lực hiện đại để hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng ở Đồng bằng sông Cửu Long”, cũng cho thấy, sụt lún do tân kiến tạo là 7,4 mm/năm, có những khu vực nâng lên.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị

 Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, thời gian qua, do diễn biến bất thường của của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cùng tác động kinh tế xã hội, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển và bối lấp cửa sông đã và đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quá trình trên đã làm hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân, các công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hàng tầng ven sông, ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Tính đến tháng 12/2018, trả cả nước có 2.055 điểm bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài trên 2.710 km, trong đó, bờ sông gần 1.870 km, bờ biển tới 187 điểm/gần 470 km.

Trong số các điểm sạt lở nói trên, có 141 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, với tổng chiều dài gần 350 km phải xử lý để bảo vệ an toàn về người, tài sản.

Theo ông Thắng, hiện tại giải pháp dùng kè ứng dụng bê tông cốt phi kim cho các công trình kè chắn sóng ven biển ở khu vực ĐBSCL của Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam (Busadco) tại biển Tây ở Cà Mau đang cho hiệu quả trông thấy.

Đây là đề tài của Nhà khoa học, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo (Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN đợt 5), Chủ tịch, TGĐ Busadco làm chủ nhiệm. 

Nhà khoa học, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo (thứ 4 từ phải qua) là một trong những cá nhân tiêu biểu vừa nhận bằng khen của ĐHQG TPHCM vì những đóng góp vào hoạt động KH&CN chung của ĐHQG TPHCM năm 2017-2018

Nghiên cứu cho thấy, công nghệ mới nói trên đảm bảo đảm bảo chống ăn mòn trong môi trường nước mặn do sử dụng vật liệu bê tông cốt sợi hỗn hợp GFRP và sợi PP để thay thế cốt thép; nâng cao tuổi thọ công trình, giảm chi phí đầu tư, thi công đơn giản, đáp ứng được các nhu cầu về tiến độ do cấu kiện lắp ghép khắc phục được những bất lợi về thời tiết, khí tượng, thủy văn…

 Tại hội nghị nói trên, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT của Quốc hội cũng đánh giá hiệu quả cao giải pháp kỹ thuật kè biển Tây của Busadco.