Theo tờ The Wall Street Journal, việc đầu tư của Moscow và Bắc Kinh chủ yếu tập trung vào tác chiến trên không và thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, thượng tướng David Goldfein: “Thách thức lớn nhất đối với Không quân Mỹ đã bắt đầu bởi sự xuất hiện của những đối thủ có năng lực quân sự và trình độ kỹ thuật tiên tiến”.
Trong vài năm tới, Nga và Trung Quốc có thể tạo ra những công nghệ mới nhằm thúc đẩy việc phát triển tên lửa và các hệ thống phòng không hiện đại.
Việc hiện đại hóa của Moscow và Bắc Kinh được thực hiện trong thời điểm Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chứng tỏ sức mạnh của mình ở những điểm nóng như Trung Đông.
Không quân Mỹ gần đây đã xác nhận việc đặt mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình F-35, được thiết kế đặc biệt nhằm đương đầu với các cuộc không chiến một cách không hạn chế. Bên cạnh đó là các máy bay chiến đấu-ném bom và tiêm kích F-22, cũng có thể thu thập thông tin tình báo trên lãnh thổ đối phương.
Tuy nhiên, 76% số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ hiện nay tương đối lạc hậu: F-15 sản xuất vào năm 1975, F-16 từ năm 1979, F/A-18 được bàn giao cho quân đội vào năm 1978.
Đáng chú ý là, những chiếc máy bay thế hệ cũ này vẫn là nòng cốt trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á.
Trong khi đó, Nga đang có kế hoạch phát triển khác đối với dòng chiến đấu cơ tàng hình T-50. Dự kiến xuất hiện vào năm 2018.
Trung Quốc, với sự sao chép các mô hình của Nga, cũng đang nỗ lực các thiết kế cũ hoặc xin giấy phép sản xuất.
Ngoài ra, tiêm kích J-20 của Trung Quốc được xem như bản sao của F-22 và F-35.
Không chỉ quan tâm về các máy bay chiến đấu, giới chức quân sự Mỹ cũng đặc biệt lưu tâm đến việc Nga và Trung Quốc đang phát triển các hệ thống tên lửa chống máy bay hiện đại, như S-400, có khả năng bắn hạ máy bay ở khoảng cách lên tới 380 km.
“Đây là một thách thức rất nghiêm trọng trong hoạt động quân sự của Mỹ hiện tại và tương lai”, David Deptula, cựu tướng không quân Mỹ đã về hưu, nhận định.