Yếu ngoại ngữ, thiếu kỹ năng
Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, trong khu vực ASEAN, cứ hai năm các nước trong khu vực lại tổ chức Kỳ thi tay nghề ASEAN nhằm giao lưu, học hỏi và nâng cao trình độ đào tạo kỹ năng nghề của sinh viên các nước. “Có thể khẳng định rằng, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia luôn nằm trong top 3 nước dẫn đầu về đào tạo nghề. Kỹ năng nghề của chúng ta không thua kém bất kỳ nước nào trong khu vực và luôn được các nước bạn đánh giá cao”, ông Ngọc nói.
Tuy nhiên, điểm yếu của sinh viên Việt Nam chính là khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt, khi so sánh với những nước sử dụng tiếng Anh phổ biến như Singapore, Philippines, Malaysia, Thailand. Việc này dẫn đến hệ quả là sinh viên trở nên rụt rè khi ra môi trường quốc tế, khả năng tự cập nhật công nghệ chưa đáp ứng. Về sức khoẻ, sinh viên Việt Nam chưa chú trọng luyện tập tăng cường sức khoẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp. Kỹ năng giao tiếp quốc tế của sinh viên Việt Nam cũng chưa tốt, việc này cũng bị ảnh hưởng phần lớn của khả năng ngôn ngữ.
So với thế giới, nhất là những nước có nền công nghiệp phát triển, khoảng cách giữa chúng ta và các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, … là một khoảng cách khá xa đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều để tiến bộ hơn trong đào tạo nghề.
Cũng theo ông Ngọc, một sinh viên được đào tạo chuẩn nghề phải đạt các yêu tố, tiêu chuẩn. Đầu tiên phải kể đến kiến thức; kỹ năng và thái độ đáp ứng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp. Có trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn TOEIC đạt 350 điểm trở lên. Có trình độ Tin học theo tiêu chuẩn IC3. Các tiêu chuẩn kỹ năng mềm khác như: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm việc và thuyết phục nhà tuyển dụng...
“Nếu một sinh viên đạt được các tiêu chuẩn bên trên, 100% sẽ làm được việc ngay và được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên không phải trường nào đào tạo ra cũng đạt chuẩn”, ông Ngọc nói.
Cũng theo ông Ngọc, muốn đào tạo được sinh viên đạt chuẩn trường đó cần có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất, máy móc, nhà xưởng đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, chương trình đào tạo hiện đại, cập nhật và đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp của thị trường lao động…
Hiệu trưởng lăn xả
Năm 2016, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội tuyển sinh hơn 1.200 sinh viên học nghề hệ chính quy ở cả 3 cơ sở đào tạo. Trước đó, nhiều năm trường cũng có lượng sinh viên đông đảo. Chủ yếu, các em chọn các ngành đang được thị trường ưa chuộng hiện nay như: nghề Điện công nghiệp, Công nghệ Ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại và Cơ điện tử. Đây là những nghề đang có nhu cầu nhân lực cao và cũng là những nghề đào tạo theo tiêu chuẩn ASEAN và Quốc gia của nhà trường.
Nhờ môi trường thông tin thuận lợi hiện nay, các thí sinh có thể dễ dàng kết nối đến các bộ phận tuyển sinh của nhà trường qua website: http://codienhanoi.edu.vn/ để đặt câu hỏi tư vấn, tìm hiểu môi trường học tập và tham khảo các nghề nghiệp cũng như cơ sở vật chất đào tạo của nhà trường, do đó việc đưa ra quyết định nghề nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi có đầy đủ thông tin.
Theo tìm hiểu của PV, một yếu tố tiên quyết, quyết định thành công của trường đào tạo nghề hiện nay là vai trò kết nối với các doanh nghiệp. Chính hiệu trưởng các trường đã không ngại lăn xả ra thương trường, kết nối với các doanh nghiệp để hiểu họ cần gì lúc đó mới đào tạo sản phẩm.
Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội là trường duy nhất trong hệ thống trường nghề hiện nay ký cam kết với học sinh ngay khi làm hồ sơ vào học với nội dung nếu tốt nghiệp không có việc làm, hiệu trưởng sẽ trả lại học phí. Ông Đồng Văn Ngọc từng chia sẻ với PV: “Làm hiệu trưởng trường nghề trong giai đoạn hiện nay như một doanh nghiệp. Sản phẩm của trường chính là năng lực tay nghề của sinh viên. Vì thế, hiệu trưởng phải đôn đốc thầy trò trong dạy học, kết nối doanh nghiệp tìm đầu ra có thu nhập tốt cho sinh viên. Vì vậy, nghề hiệu trưởng đang chịu khá nhiều sức ép”.
Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội hiện có 3 cơ sở đào tạo 21 ngành, nghề cụ thể:
- Cơ sở 1: Địa chỉ 160 Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy (Hà Nội)
- Cơ sở 2: Địa chỉ 111 đường Phan Trọng Tuệ, Văn Điển (Hà Nội)
- Cơ sở 3: Địa chỉ 22A Phường Xuân Hòa, Thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
Trường được nhà nước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ lên tới hàng chục tỷ đồng. Sinh viên được học thực hành trên máy móc hiện đại, có những máy hàn, máy tiện mua mới trị giá 5 tỷ đồng. Vì thế, khi ra trường, sinh viên có tay nghề rất vững.
Thưa thầy, mức thu nhập của học viên sau khi ra trường hấp dẫn thì cụ thể là khoảng bao nhiêu? Có đáp ứng được mức sống cơ bản hiện nay hay không? Trần Duy Long, ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An